Thạch Thành chủ động các biện pháp bảo vệ người dân vùng có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở
Với đặc thù có dòng sông Bưởi chảy qua phân huyện thành 2 khu vực, bên Thạch và bên Thành, mùa mưa bão hàng năm, huyện Thạch Thành thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt. Để chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hàng năm huyện đã chủ động xây dựng kịch bản ứng phó và chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng ứng phó với thiên tai, lũ lụt theo phương châm “4 tại chỗ”.
Các lực lượng xã Thành Trực (Thạch Thành) tổ chức tập luyện phương án di dân trong vùng ngập lụt đến nơi an toàn.
Huyện Thạch Thành có 37,258km đê. Trong đó, đê hữu sông Bưởi dài 11,260km; đê tả sông Bưởi dài 16,580km; đê bao xã Thạch Định dài 9,418km. Địa hình của huyện lòng máng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Hàng năm, lũ trên sông Bưởi thường hình thành do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão, do mưa lớn tập trung trên thượng nguồn thuộc tỉnh Hòa Bình kết hợp với lượng mưa nội đồng lớn. Phía hạ lưu sông là hợp lưu của sông Mã và sông Bưởi nên khi các sông có lũ lớn cùng xảy ra vào một thời điểm dễ gây ngập úng trên diện rộng. Kết hợp với đặc điểm địa hình khu vực sông Bưởi có độ dốc dòng sông lớn, dòng chảy xiết, quanh co uốn lượn rất nguy hiểm cho công trình và Nhân dân sống hai bên bờ sông. Với đặc điểm lòng sông Bưởi nhỏ, mặt thoáng rộng, bãi sông rộng, dân cư sinh sống và canh tác ngoài bãi sông nhiều. Khi có lũ lớn mực nước lũ lên trên cao trình 12,5m thì tuyến đê bao Thạch Định trở thành hệ thống phân lũ và xã Thạch Định gần như ngập lụt, phải di dời 100% số hộ. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Thạch Thành còn có 73 công trình hồ đập vừa và nhỏ. Qua rà soát, huyện có 1.010 hộ với 4.252 khẩu tại 13 xã, thị trấn sinh sống ở vùng trũng thấp, có nguy cơ ngập lụt khi có mưa lớn xảy ra cần phải sơ tán. Trên địa bàn huyện có 456 hộ dân với 1.879 nhân khẩu sinh sống tại các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét; 276 hộ dân với 1.342 nhân khẩu sinh sống tại các vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đất...
Trước thực trạng trên, để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả mọi tình huống thiên tai, ngay từ đầu năm 2024 huyện Thạch Thành đã xây dựng, lập phương án sơ tán dân trên cơ sở đã xác định chính xác số dân và số hộ sống ngoài bãi sông, các khu vực có nguy cơ ngập úng, sạt lở cao, địa điểm sơ tán cho từng thôn, bố trí đủ phù hợp với số lượng người dân phải sơ tán. Đồng thời, tổ chức xây dựng lực lượng cứu hộ, sơ tán dân với lực lượng nòng cốt là lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã và tổ xung kích các thôn, khu phố đảm bảo an toàn tuyệt đối về con người. Đến nay, tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thành lập, củng cố, kiện toàn Đội xung kích phòng, chống thiên tai với tổng 1.655 người. Cùng với đó, các xã, thị trấn đã chuẩn bị vật tư, phương tiện và trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, gồm: 8.000m3 đất; 600m3 đá hộc; 600m3 đá dăm và sỏi; 500m3 cát; 65.000 bao tải; 11.000 cọc tre... được tập kết tại các kho của các xã, thôn hoặc các hộ dân nơi gần công trình thủy lợi. Về phương tiện tại chỗ, sẵn sàng huy động 110 ô tô các loại; máy xúc 10 chiếc; thuyền tôn, thuyền nan 450 chiếc; thuyền có gắn động cơ 24 chiếc; ca nô 3 chiếc; áo phao 920 chiếc; phao tròn 935 chiếc; phao bè 4 chiếc; nhà bạt các loại 31 bộ; cục nổi: 50 cái. Ngoài ra, các xã, thị trấn đã chuẩn bị 1.800 thùng mì tôm; gạo 45.000kg; thực phẩm 2.000kg; nước uống đóng chai 45.000 chai; xăng 1.000 lít...
Với sự chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, trong cơn bão số 3 năm 2024 vừa qua, huyện Thạch Thành đã chủ động sơ tán hàng trăm hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu bị ngập lụt và có nguy cơ sạt lở đất đến nơi ở an toàn. Việc sơ tán, di dời dân tại khu vực ngập lụt, sạt lở đến nơi an toàn nên không có thiệt hại đáng tiếc nào về người do thiên tai gây ra.
Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành Bùi Thanh Hiếu cho biết: Là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện, đơn vị phối hợp chặt chẽ với Trạm Thủy văn Kim Tân, Hạt Quản lý đê Vĩnh Lộc nắm chắc tình hình diễn biến của thời tiết, mưa, lũ tham mưu với huyện huy động các ban, ngành, các lực lượng tổ chức và thực hiện tốt công tác di dời dân khi có tình huống xảy ra...
Bài và ảnh: Hải Đăng
{name} - {time}
-
2024-12-21 21:18:00
Không phải cứ nhịn, rồi sẽ lành
-
2024-12-21 19:21:00
Cần hơn 181.000 tỷ đồng đầu tư nút giao, tuyến đường kết nối với cao tốc
-
2024-09-27 09:58:00
Hậu Lộc: Tuyên truyền, vận động cao điểm về chống khai thác IUU
Giảm mạnh 72% số tài khoản lừa đảo sau “chiến dịch” xác thực sinh trắc học
Chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc
Thạch Thành chung tay xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Trao giải Cuộc thi “Sản phẩm thủ công làm bằng nhựa tái chế và nguyên liệu thân thiện với môi trường”
Phát động hưởng ứng chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”
Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “Đơn vị học tập”, thúc đẩy xây dựng xã hội học tập
Công khai thông tin người mua nhà ở xã hội để tránh trục lợi chính sách
Nỗ lực giúp người dân ổn định cuộc sống sau lũ
Gần 200 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ Nhân dân vùng lũ tại TP Thanh Hóa