Tắt sóng mạng 2G - đưa người dân lên môi trường số
Ngày 27/9/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có Công văn 4833/BTTTT-CVT về việc định hướng chủ trương chung để triển khai kế hoạch và lộ trình dừng công nghệ di động 2G cũ trên toàn quốc. Mục tiêu đặt ra là hoàn thành việc dừng phát sóng công nghệ 2G chậm nhất vào tháng 9/2024. Tại Thanh Hóa, các nhà mạng đã và đang triển khai kế hoạch thực hiện tắt sóng 2G theo lộ trình đã vạch ra.
MobiFone Thanh Hóa là đơn vị tiên phong trong việc tắt sóng 2G tại Thanh Hóa.
Việc tắt sóng 2G sẽ ảnh hưởng tới các thuê bao đang sử dụng thiết bị, điện thoại 2G của tất cả các nhà mạng. Khi sóng 2G bị tắt, các thuê bao đang sử dụng điện thoại 2G sẽ bị ngưng kết nối, không liên lạc được (thiết bị 2G ở đây là các loại máy không hỗ trợ 3G/4G/5G hay còn gọi là máy điện thoại cơ bản - máy feature phone). Hiện nay, các đơn vị viễn thông tại Thanh Hóa đang tích cực thực hiện tắt sóng 2G theo lộ trình, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, Nhân dân biết thông tin, lộ trình dừng công nghệ di động 2G.
Là đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông lớn, uy tín, sở hữu mạng lưới viễn thông, cơ sở hạ tầng hiện đại, rộng khắp trên địa bàn tỉnh với gần 350.000 thuê bao các loại, hơn 800 trạm phát sóng 2G, 3G, 4G, MobiFone tỉnh Thanh Hóa là đơn vị tiên phong trong việc tắt sóng 2G tại Thanh Hóa.
Ông Hàn Ngọc Cường, Phó Giám đốc MobiFone Thanh Hóa, cho biết: Thực hiện chủ trương của Nhà nước, theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, Sở TT&TT, MobiFone tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tắt sóng 2G từ đầu năm 2023 ở những khu vực có lưu lượng thấp, lũy kế hết tháng 12/2023 đã thực hiện tắt sóng 124 trạm 2G. Kế hoạch tháng 1/2024 sẽ tắt 32 trạm tiến đến tháng 9/2024 sẽ hoàn thành cơ bản việc tắt sóng 2G.
Trước khi tắt sóng 2G, MobiFone đã có phương án đánh giá ảnh hưởng đến người dân, việc triển khai tắt sóng 2G được thực hiện theo lộ trình cụ thể. Khi chuyển từ mạng 2G lên 4G, để người dùng có thời gian chuyển đổi, tạo thói quen sử dụng mới, MobiFone đã thiết kế các gói cước mobile internet đa dạng hình thức để đào tạo thị trường, giới thiệu cho khách hàng các tính năng mới, đảm bảo mọi quyền lợi cũng như những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Viettel Thanh Hóa lắp đặt và chạy thử mạng 5G.
Là nhà mạng di động chiếm thị phần lớn với khoảng trên 1,8 triệu thuê bao (trong đó, thuê bao 2G chiếm khoảng 24% với khoảng 464.000 thuê bao), Viettel Thanh Hóa đã và đang chuẩn bị chu đáo các giải pháp về công nghệ và hạ tầng viễn thông, sẵn sàng cho việc tắt sóng 2G theo đúng lộ trình được xây dựng bắt đầu từ tháng 2/2024.
Thượng tá Nguyễn Văn Thanh, Phó Giám đốc Viettel Thanh Hóa, cho biết: Tắt sóng mạng 2G là chủ trương phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như xu hướng công nghệ. Để chuẩn bị cho việc tắt sóng mạng 2G, Viettel Thanh Hóa xác định việc cần làm ngay và làm thật tốt là chuẩn bị hạ tầng 4G, 5G (gồm cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo); hỗ trợ người dùng bằng tiền mặt để chuyển đổi thiết bị đầu cuối sang mạng 4G; giảm giá cước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền cho bà con ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... thông qua hệ thống loa truyền thanh; hệ thống cộng tác viên, nhân viên bán hàng; phối hợp với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản... để tuyên truyền cho người dân hiểu và đồng tình thực hiện chuyển đổi.
Vietel Thanh Hóa hiện có khoảng 1.700 trạm phát sóng 4G và đang chạy thử nghiệm 5 trạm phát sóng 5G. Để chuẩn bị tốt hạ tầng cho việc tắt sóng mạng 2G, dự kiến trong năm 2024, Viettel Thanh Hóa sẽ lắp đặt thêm khoảng 300 trạm phát sóng 4G. Trong đó, tháng 1/2024 sẽ lắp đặt 22 trạm phát sóng mới mạng 4G.
Bên cạnh đó, để đảm bảo “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong lộ trình tắt sóng 2G, Bộ TT&TT cũng triển khai nhiều chính sách cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, những đối tượng được sử dụng dịch vụ viễn thông công ích. Bộ TT&TT cũng yêu cầu tất cả các thiết bị di động được nhập khẩu hoặc sản xuất tại Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G hoặc cao hơn...
Mạng truyền sóng 2G là công nghệ di động được phát triển ở Việt Nam từ năm 1993. Trong những năm qua, các lỗ hổng bảo mật của mạng 2G đã và đang bị tội phạm mạng khai thác để phát tán tin nhắn rác, thực hiện các hành vi lừa đảo qua tin nhắn, cuộc gọi... Do đó, việc tắt sóng 2G là cần thiết, giúp tối ưu hạ tầng, nguồn lực cho những mạng di động mới, “đưa” người dân lên môi trường số, đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Bài và ảnh: Linh Hương
{name} - {time}
-
2025-01-15 11:20:00
Nhiều mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu
-
2025-01-15 10:37:00
Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa chống tăng Nag Mark 2
-
2024-01-25 10:04:00
Ứng dụng khoa học - công nghệ trong xử lý rác thải
Khuyến mãi hấp dẫn Samsung S24 Ultra giảm giá
Năm 2025, sẽ phóng lên quỹ đạo vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại, chuyên sâu để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
20h ngày 22/1: Đối thoại trực tuyến “Đề án 06 và chuyển đổi số - hai năm nhìn lại”
Iran: Vệ tinh Soraya tự chế tạo gửi tín hiệu đầu tiên về Trái Đất
Astrobotic Technology mất liên lạc với tàu đổ bộ Mặt Trăng Peregrine
SpaceX và Axiom Space đưa thêm nhóm du hành tư nhân lên trạm vũ trụ ISS
Tăng follow Tiktok giá rẻ và uy tín tại Vnfame
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn