(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê của Công an tỉnh, từ tháng 1-2017 đến tháng 5-2020, trên địa bàn tỉnh có 114 vụ trẻ em bị xâm hại được phát hiện và xử lý, trong đó số trẻ em nữ bị xâm hại là 96 trẻ (chiếm 83,5%).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Trẻ em các dân tộc trong tỉnh tham dự lễ phát động Tháng Hành động vì trẻ em năm 2019 tại Trường THCS Trần Mai Ninh, TP Thanh Hóa.

Theo thống kê của Công an tỉnh, từ tháng 1-2017 đến tháng 5-2020, trên địa bàn tỉnh có 114 vụ trẻ em bị xâm hại được phát hiện và xử lý, trong đó số trẻ em nữ bị xâm hại là 96 trẻ (chiếm 83,5%).

Độ tuổi trẻ em bị xâm hại từ 10 tuổi đến dưới 16 tuổi là 103 trẻ (chiếm 93,8%); trẻ em bị xâm hại dưới 6 tuổi là 11 trẻ (6,2%). Trong tổng số 114 trẻ em bị xâm hại, có 87 trẻ em bị xâm hại tình dục (chiếm 76,7%), 22 trẻ em bị bạo lực (chiếm 15%); 1 trẻ em bị mua bán và 11 trẻ em bị các hành vi xâm hại khác (bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn). Tổng số đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em là 81 đối tượng... Thực tế rất đau lòng bởi đa số thủ phạm trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em là những người thân quen, có quan hệ láng giềng, họ hàng, thậm chí là cha ruột của nạn nhân, như vụ bố đẻ xâm hại tình dục con gái tại xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa, xảy ra vào tháng 3-2018; vụ bác ruột xâm hại cháu dẫn đến có thai tại xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc xảy ra vào tháng 6-2017; vụ bố đẻ bạo hành con gái ruột tại xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn vào tháng 5-2019... Hậu quả của xâm hại tình dục ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Nhiều trường hợp rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, xấu hổ, sống mặc cảm, không muốn giao tiếp với mọi người...

Trên đây mới chỉ là những con số “nổi” trong “tảng băng chìm” bởi nhiều gia đình nạn nhân sợ mọi người biết con họ bị hiếp dâm, bị xâm hại tình dục sẽ ảnh hưởng đến thanh danh gia đình, đến tương lai, hạnh phúc của con cái nên không trình báo, tố cáo vụ việc tới cơ quan chức năng. Điều này dẫn tới hậu quả là nhiều kẻ phạm tội thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật.

Qua thống kê cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em, trong đó nguyên nhân khách quan là do tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều gia đình tập trung làm kinh tế, chủ quan, không dành thời gian quan tâm, giám sát con cái; tác động của phim, ảnh có nội dung bạo lực, khiêu dâm, những thông tin độc hại không được kiểm soát tràn lan trên mạng internet, dẫn đến hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn. Ngoài ra, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đến công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại đối với trẻ em; công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức chưa được chú trọng, nhất là giáo dục giới tính, trang bị kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em nên khi có nguy cơ rơi vào các tình huống bị xâm hại trẻ em chưa biết cách phòng vệ, tự vệ; chế tài xử lý các hành vi vi phạm chưa đủ mạnh, bảo đảm tính răn đe; nhiều nạn nhân, gia đình nạn nhân lại ”bất hợp tác” với các cơ quan chức năng trong công tác điều tra, xử lý...

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là mầm xanh cần được bảo vệ, bồi dưỡng. Vì vậy, để bảo đảm cho mọi trẻ em trên địa bàn tỉnh có một môi trường sống an toàn, nhất là tại các nơi công cộng, trong trường học, nơi làm việc, ngoài xã hội, an toàn trên môi trường mạng đang là vấn đề cấp bách được đặt ra cần sự chung tay của toàn xã hội. Thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm nay với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện tháng hành động vì trẻ em năm 2020; kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025. Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng về bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cha mẹ, người trực tiếp chăm sóc trẻ và trẻ em, tạo lập môi trường sống an toàn cho trẻ em. Tăng cường tổ chức đối thoại, diễn đàn về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em để phát huy quyền tham gia của trẻ em trong phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Hướng dẫn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em để thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, quan niệm trong bảo vệ trẻ em. Các nhà trường cũng cần trang bị, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng ngừa bạo lực, xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục cho trẻ em. Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với bạo lực, bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em vào kế hoạch hoạt động của nhà trường. Các cơ sở y tế lồng ghép hoạt động phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vào hoạt động khám, chữa bệnh, tư vấn, hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện. Bên cạnh đó, cần tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành trong ứng phó với các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em...

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]