Số hóa hoạt động quản lý và khai thác hải sản
Với mục tiêu phát triển nghề cá hiện đại, thời gian qua, lĩnh vực thủy sản của tỉnh đã không ngừng thay đổi phương thức sản xuất, từng bước ứng dụng công nghệ số để hệ thống hóa dữ liệu quản lý và tăng hiệu quả của hoạt động khai thác. Từ những hiệu quả bước đầu, ngành nông nghiệp và các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ngư dân ứng dụng công nghệ vào khai thác, giúp nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm thủy sản.
Việc ứng dụng công nghệ số trên các tàu khai thác giúp công tác quản lý tàu thuyền thuận lợi, hiệu quả hơn.
Sau chuyến ra khơi dài ngày, tàu cá TH-90296 TS của ông Viên Đình Hùng, phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) thu về được 5 tấn hải sản, trong đó có nhiều loại hải sản giá trị kinh tế cao. Đây chính là thành quả của việc ứng dụng các thiết bị, công nghệ mới vào khai thác hải sản. Ông Hùng cho biết: "Tàu của gia đình tôi được trang bị máy nhận dạng, máy dò đứng, dò quét để phát hiện luồng cá. Vì vậy, việc đánh bắt trong thời tiết ổn định khá thuận lợi, thu được sản lượng cao”.
Mặc dù là chủ tàu TH-91099 TS, chuyên khai thác lưới rê ở khu vực Vịnh Bắc Bộ song không nhất thiết ông Dương Văn Nhung ở TP Sầm Sơn chuyến nào cũng theo tàu vươn khơi để quản lý đội tàu. Chỉ với những thao tác trên điện thoại thông minh có kết nối Internet ông có thể theo dõi, hướng dẫn hành trình đánh bắt cho các thuyền viên và quản lý lượng hải sản khai thác để chủ động liên kết đơn vị tiêu thụ khi tàu sắp cập bến. Ông Nhung cho biết: "Từ khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) VMS và hệ thống truy xuất hải sản khai thác điện tử (eCDT), chủ tàu không nhất thiết phải theo tàu cá ra khơi vẫn có thể biết chính xác vị trí khai thác trên biển và quản lý được sản lượng khai thác. Đây là những phương tiện tiên tiến, hiện đại không chỉ giúp các chủ tàu khai thác trong khu vực quy định mà còn bảo đảm chất lượng, giá trị sản phẩm khai thác khi được quản lý qua hệ thống truy xuất điện tử".
Theo khảo sát của Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, hiện nay, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư ứng dụng máy dò ngang Sonar, thiết bị GSHT, hầm bảo quản bọt xốp PU, đèn led dẫn dụ cá. Tính đến cuối tháng 6/2024, toàn tỉnh đã có 1.094 tàu cá lắp đặt thiết bị GSHT, đạt tỷ lệ 100%. Trong công tác quản lý tàu cá, đến nay, toàn tỉnh đã cập nhật dữ liệu đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản cho 2.735 tàu cá vào Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (Vnfishbase). Đây là cơ sở dữ liệu khá toàn diện và công cụ hữu ích trong quản lý nghề cá, năng lực khai thác hải sản.
Ngoài ra, toàn tỉnh có khoảng 30% tàu cá hoạt động xa bờ ứng dụng công nghệ dò tìm bằng máy dò Sona; 10% tàu cá ứng dụng bảo quản sản phẩm bằng hầm bảo quản vật liệu mới PU; 10% tàu cá ứng dụng hệ thống đèn led tiết kiệm năng lượng để dẫn dụ cá và nhiều công nghệ, cải tiến mới khác.
Thông qua việc số hóa trong hoạt động quản lý và khai thác hải sản, 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng chức năng tỉnh đã theo dõi, xử lý 283 lượt/234 tàu cá từ 15m đến dưới 24m mất kết nối GSHT trên biển trên 10 ngày và xác minh, lập biên bản với 19/18 lượt tàu trên 24m mất kết nối thiết bị GSHT trên biển trên 10 ngày. Xử lý phạt hành chính hàng trăm triệu đồng và có văn bản đến các cấp chính quyền địa phương và đơn vị liên quan nhằm theo dõi giám sát, tuyệt đối không cho tàu cá đi khai thác khi thiết bị GSHT chưa hoạt động liên tục. Cùng với đó, thông qua việc số hóa trong khai thác, tại 3 cảng cá chỉ định, lực lượng chức năng đã kiểm tra, giám sát được hơn 4.703 tấn hải sản khai thác, thu nhật ký khai thác thủy sản 835 tàu. Đây là những cơ sở quan trọng góp phần hoàn thiện các quy định trong chống khai thác IUU.
Ông Lê Văn Sáng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, cho biết: "Để nâng cao chất lượng hoạt động số hóa trong quản lý và khai thác hải sản, hiện nay, chi cục đang tổ chức lựa chọn ngư dân để thí điểm sử dụng hệ thống truy xuất thủy sản khai thác điện tử (eCDT). Đồng thời, tại các ban quản lý cảng cá cũng bố trí nhân sự triển khai sử dụng hệ thống eCDT, đảm bảo phê duyệt nhật ký khai thác, bản ghi sản lượng bốc dỡ qua cảng, cấp giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ, cấp giấy xác nhận nguyên liệu và giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản qua hệ thống eCDT khi có tàu cá yêu cầu. Ngoài ra, ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực thủy sản nói riêng cũng tích cực tuyên truyền và triển khai chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong đóng mới hầm bảo quản sản phẩm khai thác thủy sản, hỗ trợ mua thiết bị GSHT và phí thuê bao dịch vụ thiết bị GSHT cho chủ tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên theo nghị quyết của HĐND tỉnh. Qua đó, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thủy sản sau khai thác cũng như hiệu quả công tác quản lý tàu cá trên địa bàn".
Bài và ảnh: Thanh Hòa
{name} - {time}
-
2025-01-15 16:36:00
BMS Vina tham quan Đà Nẵng và Dentium cùng DANAGO
-
2025-01-15 16:22:00
Khẩn trương thi công tu bổ xung yếu hệ thống đê điều Thanh Hóa
-
2024-06-29 14:53:00
Thọ Xuân chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất
Vực dậy sau lũ!
Công ty Điện lực Thanh Hóa đảm bảo cung ứng điện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Bản tin Tài chính ngày 29/6: Giá vàng nhẫn tăng nhẹ, USD hạ nhiệt
Phó Thủ tướng: Xử lý trường hợp cố tình đưa hồ sơ mời thầu để hạn chế nhà thầu
Lễ ký kết hợp đồng tín dụng hợp vốn lên đến 80 triệu USD giữa Sao Mai Group và Ngân hàng First Commercial Bank
Trạm Kiểm lâm Pá Quăn thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng
Thu ngân sách Thanh Hóa đạt mốc lịch sử
Cẩm Thủy tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng
Nghiên cứu giải pháp nâng cao dung tích hồ chứa, bảo đảm an ninh nguồn nước tỉnh Thanh Hóa