Quyết liệt chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công
Năm 2023, việc triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công đã góp phần đưa tình hình kinh tế - xã hội đạt được những kết quả tích cực. Bước sang năm 2024, lĩnh vực đầu tư công tiếp tục được tỉnh Thanh Hóa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm, với kỳ vọng đưa nguồn vốn này trở thành nguồn lực chủ chốt, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trên địa bàn.
Thi công hạng mục công trình giao thông thuộc Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia.
Năm 2024, tổng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh được Trung ương phân bổ là 12.115 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn kế hoạch đầu tư công từ ngân sách Nhà nước hơn 11.785 tỷ đồng, vốn tiết kiệm chi ngân sách cấp tỉnh năm 2023 chuyển sang đợt 1 năm 2024 là hơn 330 tỷ đồng... Ngay sau khi Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công, HĐND tỉnh đã giao Ban Kinh tế - Ngân sách phối hợp với các cơ quan chuyên môn khẩn trương hoàn thiện kế hoạch phân bổ cho các chủ đầu tư. Trên cơ sở khả năng hấp thụ vốn của các dự án, HĐND tỉnh đã xây dựng, điều chuyển kế hoạch vốn một cách hợp lý nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn này.
Quyết liệt triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, ngày 26/1, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2024. Theo đó, với mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 trước ngày 31/12/2024, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, các chủ đầu tư cần phải xác định đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, xuyên suốt để quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, giải quyết dứt điểm vướng mắc, đổi mới phương thức, cách thức quản lý chương trình, dự án đầu tư công để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2024 của địa phương, đơn vị.
Lộ trình hoàn thành mục tiêu này cũng được chỉ đạo chi tiết, với mục tiêu đến ngày 30/6 giải ngân đạt ít nhất 50% kế hoạch vốn được giao; ngày 30/9 giải ngân đạt ít nhất 70% kế hoạch vốn được giao; ngày 30/11 giải ngân đạt ít nhất 90% kế hoạch vốn được giao và đến ngày 31/12 giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn được giao.
Cụ thể lộ trình đối với từng nhóm dự án cũng được chỉ đạo; trong đó đối với các dự án đã hoàn thành phải giải ngân 100% vốn trước 28/2; các dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong năm 2024 và dự án hoàn thành sau năm 2024 phải giải ngân từ 50% kế hoạch vốn giao trở lên trước 31/5; các dự án khởi công mới phải giải ngân đạt từ 50% kế hoạch vốn giao trước 30/7...
Trên cơ sở kế hoạch vốn phân bổ, các chủ đầu tư đã xây dựng kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện các dự án; đồng thời chủ động, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng để thuận lợi trong quá trình triển khai, không để xảy ra tình trạng “dự án chờ vốn”. Việc này cũng khắc phục cơ bản tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản khi nhà thầu ứng vốn thực hiện nhưng Nhà nước lại chưa bố trí được nguồn.
Với động thái chỉ đạo quyết liệt từ đầu năm, tính đến 15/3, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đã đạt 2.039,9 tỷ đồng, bằng 16,8% kế hoạch vốn đã giao chi tiết và cao hơn 4,4% so với cùng kỳ. Tiến độ này hiện cao gấp gần 2 lần tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước. Một số chủ đầu tư là các địa phương và đơn vị cấp tỉnh đạt cao và rất cao, như: Thị xã Bỉm Sơn đạt 46,4%; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đạt 32%; huyện Yên Định đạt 28,2%; huyện Hậu Lộc đạt 25,4%; huyện Triệu Sơn đạt 23,2%; Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt 20,9%... Tuy nhiên, cũng có những đơn vị, chủ đầu tư chưa giải ngân được vốn hoặc có tỷ lệ giải ngân rất thấp so với mức trung bình của cả tỉnh, điển hình như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Thanh Hóa; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; TP Thanh Hóa; các huyện Quảng Xương, Đông Sơn...
Thi công cầu vượt sông Mã và đường dẫn thuộc Dự án đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 từ xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) đến xã Thiệu Long (Thiệu Hóa).
Trong các cuộc kiểm tra mà các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 thực hiện thời gian gần đây, nhiều khó khăn, thách thức trong công tác thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công vẫn đang được các chủ đầu tư nêu lên và kiến nghị, như: Nhiều dự án có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, chủ yếu là các hộ đất thổ cư dẫn đến khó khăn và phát sinh nhiều hạng mục công việc trong công tác đo đạc, kiểm kê; tiến độ thực hiện khu tái định cư còn chậm, dẫn đến chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công; thiếu vốn đối ứng đối với các dự án cân đối ngân sách từ nguồn thu thuế sử dụng đất. Cùng với đó, nhiều dự án trọng điểm gặp khó khăn trong công tác rà phá bom, mìn, vật nổ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; một số dự án phải thực hiện di chuyển các công trình gắn liền với đất thuộc phạm vi dự án; việc thiếu vật liệu đất đắp thực hiện các công trình giao thông do công suất các mỏ không đáp ứng đủ nhu cầu.
Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương đều cam kết sẽ quyết tâm thực hiện, cam kết sẽ giải ngân hết 100% số vốn trong năm nay. Cùng với tập trung nhân lực, chú trọng công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận trong Nhân dân để thuận lợi công tác giải phóng mặt bằng, các chủ đầu tư cũng đang tăng cường đôn đốc nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, vật tư, vật liệu đẩy nhanh tiến độ thi công ở những nơi đã được bàn giao mặt bằng sạch; đồng thời phối hợp với nhà thầu, tư vấn giám sát để hoàn thiện thủ tục, thực hiện thanh toán vốn cho dự án khi có khối lượng nghiệm thu theo quy định, tạo nguồn vốn để nhà thầu thực hiện các hạng mục tiếp theo.
Trong các cuộc kiểm tra, đôn đốc gần đây, cùng với biểu dương các chủ đầu tư đã làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, có tiến độ giải ngân cao hơn mức bình quân của cả tỉnh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng đã phê bình các đơn vị, chủ đầu tư chưa làm hết trách nhiệm, để một số dự án trọng điểm kéo dài nhiều năm chưa hoàn thành, đồng thời yêu cầu các đơn vị có liên quan tháo gỡ vướng mắc và có biện pháp chỉ đạo nhà thầu thi công, sớm đưa các dự án đi vào vận hành, khai thác. Cùng với đó, lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị, địa phương căn cứ các mốc thời gian giải ngân vốn năm 2024 đã được quy định để khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện và giải ngân vốn các dự án đến từng tháng; làm cơ sở theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và giám sát tiến độ thực hiện và giải ngân vốn trong năm.
Bài và ảnh: Tùng Lâm
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-04-02 07:28:00
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn
Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát mua bán điện năm 2024
Tháo gỡ “điểm nghẽn”, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
“Bà đỡ” cho thành viên phát triển sản xuất, kinh doanh
Nhiều tín hiệu khởi sắc trong phát triển dịch vụ - thương mại
Cẩm Thủy dành nguồn lực đầu tư để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Bản tin tài chính 1/4/2024: Thế giới bùng nổ cao chưa từng có
Sở Công Thương các địa phương phải báo cáo thực hiện quy định hóa đơn xăng dầu
Luật Đất đai 2024 tác động tích cực đến lĩnh vực nông nghiệp
Mở rộng địa bàn, nâng cao hiệu quả dẫn vốn cho người nghèo, thu nhập thấp