(Baothanhhoa.vn) - Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đây là giải pháp tạo ra các sản phẩm nông sản an toàn, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Tiếp cận xu hướng này, huyện Quảng Xương đã và đang có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào nông nghiệp theo hướng CNC.

Quảng Xương phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đây là giải pháp tạo ra các sản phẩm nông sản an toàn, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Tiếp cận xu hướng này, huyện Quảng Xương đã và đang có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào nông nghiệp theo hướng CNC.

Quảng Xương phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ caoMô hình nuôi gia cầm của gia dinh anh Lê Văn Lợi ở thôn Én Giang, xã Quảng Hợp.

Thăm trang trại chăn nuôi gà của gia đình ông Lê Văn Lợi, thôn Én Giang, xã Quảng Hợp, khu chuồng trại được đầu tư khá bài bản. Ông Lợi cho biết: "Năm 2017 gia đình tôi được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho nhận thầu gần 12.500 m2 đất, xây dựng trang trại chăn nuôi gà thịt. Để có tiền đầu tư, tôi quyết định vay vốn ngân hàng xây dựng 2 khu chăn nuôi với quy mô 23.000 con gà thịt. Do chăn nuôi quy mô lớn nên gia đình thực hiện chăn nuôi khép kín, quan tâm xử lý mùi và chất thải. Vì vậy, ngoài sử dụng đệm lót sinh học bằng men chế phẩm vi sinh, rắc đều trong nền chuồng nuôi để khử trùng và khử mùi, tôi đã đầu tư hàng tỷ đồng lắp đặt các thiết bị đảm bảo độ chuẩn về các thông số, có giàn mát, quạt thông gió để kiểm soát nhiệt độ ổn định vào mùa hè và lò hơi cấp nhiệt giữ ấm vào mùa đông, máng ăn, uống được lắp đặt tự động... Nhờ đầu tư bài bản hệ thống chuồng trại, áp dụng chăn nuôi tiên tiến, mỗi năm gia đình xuất được 4 lứa gà cho Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam. Mỗi lứa đem lại thu nhập 100 triệu đồng.

Dọc tuyến đường liên xã qua thôn Dục Tú, thị trấn Tân Phong nổi bật lên những khu nhà lưới hiện đại, kiên cố của Nông trại Queen Farm. Chủ nhân của trang trại - ông Trần Văn Tân, Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới cho biết: "Năm 2017 tôi được huyện Quảng Xương tạo điều kiện chuyển đổi 7,8 ha đất nông nghiệp tại thôn Dục Tú, thị trấn Tân Phong xây dựng nhà kính, đầu tư trang thiết bị và nhiều hạng mục khác để xây dựng mô hình nông nghiệp theo hướng CNC với các loại rau củ quả. Đầu tiên, tôi đưa dưa Taki và dưa Baby vào trồng và tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, tự động hóa hoàn toàn nên cây dưa sinh trưởng, phát triển tốt đem lại hiệu quả cao.

Đặc biệt, dưa Taki và dưa chuột Baby được trồng tại đây đã được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 4 sao. Ngoài trồng dưa, tôi đã xây dựng thêm khu nhà kính trồng rau thủy canh. Những cây cải ngọt, xà lách, rau muống và một số loại rau cao cấp như rau chân vịt, cải xoăn Kale, rau Mizuna Nhật Bản... xanh tươi hứa hẹn cung cấp cho thị trường sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Các sản phẩm hiện nay đều đạt tiêu chuẩn VietGAP, có tem truy xuất nguồn gốc, mã QR, hướng tới xây dựng thương hiệu GlobalGAP. Sản phẩm của công ty được bày bán tại cửa hàng, hệ thống siêu thị, được nhiều nhà hàng, trường học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm".

Hiện trên địa bàn huyện Quảng Xương đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu nông nghiệp theo hướng CNC gắn với công nghiệp chế biến như vùng nguyên liệu sản xuất tập trung lúa gạo chất lượng cao, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, có quy mô trên 350 ha ở các xã Quảng Văn, Quảng Hòa, Quảng Yên... Tại các xã Quảng Lưu, Quảng Yên, Quảng Lộc... là vùng sản xuất rau, quả tập trung trên 50 ha theo tiêu chuẩn VietGAP đang phát triển ổn định. Nhiều mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà kính ứng dụng CNC tại các xã Quảng Hợp, Quảng Lưu, thị trấn Tân Phong với quy mô trên 50.000 m2; vùng sản xuất khoai tây, ớt, ngô ngọt... liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với quy mô từ 50-135 ha/năm...

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương Lê Đại Hiệp, cho biết: Thông qua các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng CNC, người sản xuất trong huyện đã có cơ hội tiếp cận và nắm bắt được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Do sử dụng rộng rãi các tiến bộ về giống, cùng các quy trình công nghệ canh tác tiên tiến, nên năng suất cây trồng, vật nuôi và thủy sản không ngừng được nâng lên. Các mô hình nông nghiệp theo hướng CNC trên địa bàn huyện đều đạt hiệu quả kinh tế vượt trội, với lợi nhuận trung bình đạt 200 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình trồng trọt, gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường; chăn nuôi lợi nhuận bình quân đạt từ 500-700 triệu đồng/ha/năm, gấp 2 lần so với chăn nuôi truyền thống; thủy sản lợi nhuận bình quân đạt từ 500 đến 1 tỷ đồng/ha/năm.

Phạm Thị Thu Hồng

Học viên Lớp cao học Địa lý K14,

Trường THPT Quảng Xương II



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]