(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Quan Sơn đã và đang chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy nét đẹp trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

Quan Sơn bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc thiểu số

Thời gian qua, huyện Quan Sơn đã và đang chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy nét đẹp trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

Quan Sơn bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc thiểu sốHọc sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Quan Sơn trong trang phục dân tộc.

Huyện Quan Sơn có 4 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 91%. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, đặc biệt là vẻ đẹp trong trang phục truyền thống, tạo nên bức tranh văn hóa đa màu sắc. Ngày nay, dưới sự tác động của kinh tế thị trường cùng với việc giao lưu văn hóa dẫn đến trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Quan Sơn có nguy cơ bị mai một. Đứng trước thực trạng đó, huyện đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc thiểu số huyện Quan Sơn, giai đoạn 2024-2030. Phấn đấu đến năm 2025, có 100% giáo viên, học sinh là người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống 2 buổi/tuần; 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan mặc trang phục truyền thống 1 buổi/tuần; có 80% Nhân dân mặc trang phục truyền thống vào các dịp lễ, tết.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, huyện Quan Sơn đã chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa của việc gìn giữ và phát huy trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời hướng dẫn các xã, thị trấn khi tổ chức hội thi văn hóa, văn nghệ phải sử dụng trang phục biểu diễn phù hợp, trong đó khuyến khích sử dụng trang phục truyền thống. Chú trọng công tác vận động các tổ chức đoàn thể thành lập tổ hợp tác xã, HTX làm nghề dệt thổ cẩm. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc thiểu số; tổ chức các hội thi trình diễn, thi tìm hiểu, thuyết trình về trang phục dân tộc thiểu số gắn với các sự kiện, lễ kỷ niệm của đơn vị...

Sau một thời gian triển khai thực hiện đề án đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh người đồng bào đã mặc trang phục dân tộc đi làm, học tập theo quy định của cơ quan, đơn vị. Tìm hiểu thực tế được biết việc mặc trang phục truyền thống đi làm, học tập thời gian đầu có sự bỡ ngỡ nhưng giờ đây trở thành niềm yêu thích, tự hào của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh. Hiện nay, 100% giáo viên, học sinh là người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống 2 buổi/tuần; cán bộ, công chức của nhiều xã trên địa bàn huyện mặc trang phục truyền thống 1 buổi/tuần...

Tại công sở xã Trung Hạ vào mỗi ngày đầu tuần hình ảnh cán bộ, công chức chỉnh tề trong bộ trang phục truyền thống đã tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Người dân đến giao dịch công việc khi tiếp xúc với cán bộ, công chức cảm thấy thân thiện, gần gũi.

Ông Hà Công Úy, Chủ tịch UBND xã Trung Hạ, cho biết: Hiện, 100% các cơ quan, trường học trên địa bàn xã thực hiện mặc trang phục truyền thống. Qua đó, góp phần đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc trong mỗi người dân.

Bà Lương Thị Hạnh, Bí thư Huyện ủy Quan Sơn, cho biết: Việc triển khai mặc trang phục dân tộc tại cơ quan, công sở và các trường học trên địa bàn huyện Quan Sơn đã tạo không gian, môi trường văn hóa giúp trang phục truyền thống được sử dụng rộng; tôn vinh giá trị của trang phục các dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng. Thời gian tới, huyện Quan Sơn tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nói chung, trang phục dân tộc thiểu số nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt cho bảo tồn trang phục các dân tộc Thái, Mường, Mông; tổ chức tập huấn, trang bị các kiến thức, kỹ năng về bảo tồn trang phục cho công chức văn hóa, cán bộ quản lý, hội phụ nữ các cấp. Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị trang phục dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, đặc biệt quan tâm cho công tác sưu tầm, biên soạn, xuất bản cẩm nang để lưu giữ trang phục truyền thống. Qua đó, góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Quan Sơn.

Bài và ảnh: Xuân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]