(Baothanhhoa.vn) - Là khu vực có tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, các huyện miền núi của tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi. Từ đó, góp phần thay đổi tập quán sản xuất, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Phát triển chăn nuôi khu vực miền núi

Là khu vực có tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, các huyện miền núi của tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi. Từ đó, góp phần thay đổi tập quán sản xuất, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Phát triển chăn nuôi khu vực miền núiTrang trại chăn nuôi gia cầm tại xã Luận Thành (Thường Xuân).

Có thuận lợi về diện tích đất tự nhiên cùng hệ thống sông suối lớn, thời gian qua, huyện Lang Chánh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để giúp người dân nâng cao thu nhập từ chăn nuôi. Theo đó, huyện đã tăng cường tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho người dân giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi gia trại, trang trại. Chỉ đạo các xã có tổng đàn gia súc từ 1.000 con trở lên, nằm trong vùng trọng điểm phát triển chăn nuôi trâu, bò tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi có số lượng từ 10 con trở lên đầu tư xây dựng chuồng trại, trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi. Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp với các giống có năng suất, chất lượng tốt. Để phát triển chăn nuôi bền vững, huyện còn đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn người dân áp dụng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học, sử dụng các nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương, tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia súc, gia cầm... Nhờ đó, số lượng và chất lượng đàn gia súc của huyện Lang Chánh đã được nâng cao.

Đến nay, toàn huyện có hơn 6.300 con trâu, 4.400 con bò, trên 20.500 con lợn, hơn 3.600 con dê và hơn 242.000 con gia cầm và vật nuôi đặc trưng như lợn cỏ, vịt bầu bản địa, gà ri... 7 HTX chăn nuôi trên địa bàn huyện vẫn đang hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, huyện còn tạo điều kiện thuận lợi, kêu gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư các trang trại tập trung, các dự án đang trong quá trình xây dựng và đã đưa vào hoạt động, như: dự án trang trại chăn nuôi lợn hàng hóa chất lượng cao TIGER ở xã Trí Nang, khu chăn nuôi lợn hàng hóa chất lượng cao RTD, dự án chăn nuôi APPE nuôi lợn hậu bị tại xã Giao An...

Cùng với huyện Lang Chánh, các địa phương khác ở khu vực miền núi như Thường Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, Như Xuân... cũng đã và đang thực hiện các giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo ông Trịnh Văn Trường, phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân: Để góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi cho người dân, huyện đã thường xuyên tổ chức tập huấn khoa học - kỹ thuật cho người dân, chú trọng công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, hướng dẫn người dân bảo vệ đàn vật nuôi trong những đợt nắng nóng, rét đậm, rét hại; khuyến khích người dân đầu tư cải tạo chuồng trại kiên cố, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, mở rộng diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi... Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, đến nay nhiều hộ dân ở các địa phương đã đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại, tăng số lượng đàn vật nuôi, đồng thời áp dụng kỹ thuật mới vào chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Được xem là khu vực có dư địa phát triển của chăn nuôi lớn, tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn giữ tập quán chăn thả rông trâu, bò; chưa chủ động về xây dựng chuồng trại và nguồn thức ăn, nên đàn gia súc dễ bị dịch bệnh hoặc chết do rét đậm, rét hại. Chăn nuôi ở miền núi vẫn chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán; việc tiếp cận, nắm bắt kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi chưa được thường xuyên, liên tục, vì vậy, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi chưa cao. Mặt khác, việc đầu tư cho phát triển chăn nuôi gia súc, lai tạo, du nhập các giống gia súc có năng suất, chất lượng cao chưa được người dân chú trọng. Vì vậy, để ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nói chung và ở khu vực miền núi nói riêng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người dân chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại, chú trọng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]