Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách ở Bá Thước
Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bá Thước (NHCSXH Bá Thước) đã phối hợp với các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng thời, tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên các lĩnh vực, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Nhiều hộ dân xã Lũng Niêm (Bá Thước) được vay vốn tín dụng chính sách đầu tư phát triển chăn nuôi hiệu quả.
NHCSXH Bá Thước đã tập trung huy động nguồn vốn, trong đó chú trọng nguồn vốn do NHCSXH Trung ương cân đối, tổ chức tham mưu cho Hội đồng quản trị NHCSXH huyện phân khai chỉ tiêu vốn kịp thời; tập trung đầu tư cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để làm tốt công tác ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hoạt động của đơn vị an toàn và hiệu quả. Tính đến 31-3, tổng dư nợ của NHCSXH Bá Thước đạt hơn 470 tỷ đồng, với 10.206 khách hàng đang vay vốn. Trong đó cho vay chương trình hộ nghèo đạt 58 tỷ 849 triệu đồng, cho vay chương trình hộ cận nghèo đạt 120 tỷ 373 triệu đồng, cho vay hộ mới thoát nghèo 83 tỷ 548 triệu đồng, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn đạt 117 tỷ 868 triệu đồng, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt 48 tỷ 106 triệu đồng, cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ 16 tỷ 684 triệu đồng... Song song với tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng chính sách tại huyện Bá Thước không ngừng được nâng lên; thường xuyên được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và NHCSXH giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn đối với khách hàng kết hợp với tập huấn, hướng dẫn cho người vay nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; tích cực đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ cho khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan... Nhờ đó, người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, chấp hành tốt trách nhiệm trả nợ.
Xác định hướng phát triển kinh tế tại địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi, chế biến lâm sản... do đó, NHCSXH Bá Thước luôn chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai nhanh chóng đưa đồng vốn tiếp cận với tất cả các đối tượng trong diện thụ hưởng. Trong quá trình tổ chức giao dịch tại các điểm giao dịch ở xã, các tổ giao dịch đã chấp hành nghiêm túc lịch giao dịch định kỳ cố định hàng tháng và duy trì thực hiện việc họp giao ban sau khi kết thúc phiên giao dịch với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và tổ tiết kiệm và vay vốn. Thực hiện nghiêm túc các nội dung công khai tại điểm giao dịch; niêm yết đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi như: Thông tin về chính sách của từng chương trình cho vay, lãi suất cho vay; danh sách các hộ còn dư nợ tiền vay, tiền gửi tiết kiệm... từ đó giúp cấp ủy, chính quyền địa phương, Nhân dân nắm bắt kịp thời và thực hiện quyền giám sát hoạt động của NHCSXH ngay tại nơi cư trú. Tại các điểm giao dịch xã đều có hòm thư góp ý, số điện thoại, địa chỉ email đường dây nóng được niêm yết công khai theo đúng hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam. Công tác phối hợp giữa Phòng Giao dịch NHCSXH huyện với các tổ chức hội nhận ủy thác trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến và đạt hiệu quả như, đã trao đổi thông tin 2 chiều, kịp thời xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ, thực hiện tốt các nội dung trong văn bản hợp đồng ủy thác đã ký.
Anh Trịnh Anh Tuấn, Giám đốc NHCSXH Bá Thước, khẳng định: Thời gian tới, ngân hàng sẽ ưu tiên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có thiệt hại về dịch bệnh, thiên tai... tiếp cận vốn gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm 100% hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn và tiếp cận các dịch vụ được cung cấp. Qua đó, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
4 giờ trước
Bứt tốc cùng dự án trọng điểm: Thanh Hóa trên đường lớn! (Bài cuối) - Quyết tâm tạo đà bứt phá
-
5 giờ trước
Phát triển mô hình kinh tế từ nguồn vốn vay tài chính vi mô Thanh Hóa
-
09:40 02/04/2022
Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước xuất khẩu lô hàng đầu tiên năm 2022
Trao thỏa thuận vốn tín dụng triển khai các dự án điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
FLC Hotels & Resorts hợp tác với Tập đoàn JHL phát triển mảng nhân sự lĩnh vực du lịch, khách sạn
Làng nghề nỗ lực vượt qua đại dịch COVID-19
Hiệu quả từ những chính sách hỗ trợ liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Kích hoạt thông suốt hệ thống hóa đơn điện tử, sẵn sàng tiếp nhận sử dụng hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Ngành ngân hàng tỉnh Thanh Hóa đã phát huy vai trò huyết mạch, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Các ngân hàng trao hợp đồng nguyên tắc cấp tín dụng 21.055 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, dự án tại Thanh Hóa
Vietjet báo lãi năm 2021, vận chuyển hơn 110 triệu lượt hành khách từ khi cất cánh
Sự đồng hành của ngân hàng góp phần hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án đúng tiến độ
Địa phương
Thời tiết
- 26°C - 33°CCó mây, không mưa
- 26°C - 30°CCó mây, không mưa