Nước ngập nhóm zalo phố
Thức dậy thấy nhóm zalo của phố có tới mấy chục tin mới quanh chuyện cơn mưa. Đêm qua mệt, nên tôi ngủ say không biết mưa to đến thế. May mà nước chưa ngập sâu như mọi khi, chứ không chiếc xe của tôi đã phải gọi cứu hộ đưa đi rồi.
Đã mấy năm nay, mỗi khi trời đổ mưa nhiều người dân trong phố lại phải dậy sơ tán xe ô tô. Dù là mưa to hay nhỏ, mưa ban ngày hay đêm, thì chủ nhân của những chiếc xe vẫn quen với động tác ấy, bởi ai cũng lo. Từng có người bỏ liều, và đổi lại đã phải gọi xe cứu hộ đưa chiếc xe của mình ra xưởng.
Tôi ám ảnh với bài hát chế có câu rằng: Hà Nội mùa này phố biến thành sông... Ám ảnh vì cứ nghĩ rằng, ở một đô thị quá tải về mọi mặt như Hà Nội mới có cảnh đường ngập, chứ có lý gì một đô thị đường rộng, cống lớn như thành phố Thanh Hóa mà cũng ngập sâu và lâu đến thế. Con phố nhà tôi là một trong số những phố ngập nước rất nặng, đã nhiều lần được xuất hiện trên báo. Đáng buồn là con phố Lý Thái Tông, phường Đông Thọ lại nằm trong một khu đô thị được cho là có hạ tầng hiện đại, hệ thống thoát nước quanh đó thường xuyên được đơn vị quản lý nạo vét.
Khi mưa, ngoài đường lái xe vất vả sơ tán xe, còn trong nhà chủ nhà ngóng mưa, xem vạch nước dâng để sơ tán đồ điện. Những ngày dự báo mưa lớn, khi đi làm có gia đình chọn giải pháp an toàn là cắt cầu dao điện, chấp nhận thực phẩm có nguy cơ rã đông. Nhưng như thế còn hơn là chẳng may xảy ra sự cố.
Trên nhóm zalo của phố câu chuyện ngập nước được nhiều thành viên chia sẻ. Người đăng hình ảnh sơ tán xe. Người thì thả biểu tượng cảm thán buồn. Còn có người làm thơ... Tất cả đều nhằm phản ánh một sự bất lực, bất bình.
Đã nhiều lần người dân trong khu phố tổ chức thông tắc các miệng cống trong khu phố. Có lần thanh niên trong phố còn lần theo đường cống thoát nước sang tận bên kia phía đường tàu để xem tắc ở đâu. Nhưng tất cả đều không giúp cho nước thoát nhanh hơn được. Bởi để thoát nước, chỉ mình sự cố gắng của một cộng đồng nhỏ bé không thay được trách nhiệm của một chủ thể lớn. Chỉ khi nào người dân ở cả thành phố này sống có ý thức, cùng cộng đồng trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường thoát nước thì mới giúp những giải pháp cải tạo hệ thống thoát nước của đô thị phát huy tác dụng được.
Rất nhiều dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu úng đã được đầu tư cho thành phố Thanh Hóa. Nhưng khi mà ý thức của người dân toàn thành phố chưa được nâng cấp, thì nước còn tắc, còn làm ngập nhóm zalo của khu phố nơi tôi ở bằng những hình ảnh giễu cợt.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-12-12 21:53:00
Cảnh giác với chất cấm trong thực phẩm giảm cân
-
2024-12-12 20:43:00
Khẳng định vị thế đô thị tỉnh lỵ xứ Thanh (Bài 1): Vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa
-
2024-06-01 15:30:00
Chuyện “xuất ngoại” ở vùng cao
Nhìn lại các hoạt động “Tháng Công nhân” năm 2024
Chương trình Tết thiếu nhi - Tết của tình yêu thương
Dạy trẻ cách thoát hiểm khi xe ôtô bị khóa
Lời giải nào cho hiện tượng cá sông Mã chết hàng loạt? (Bài 3): Đi tìm lời giải
Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em
Đông Sơn ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2024
Lời giải nào cho hiện tượng cá sông Mã chết hàng loạt? (Bài 2): Hoài nghi và những kết luận chưa hoàn toàn thuyết phục
Thủ tướng: Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước
Tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân dịp Quốc tế thiếu nhi