(Baothanhhoa.vn) - Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành địa phương, việc thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trên hai tuyến biên giới, vùng biển của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả 10 năm thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” của Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa

Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành địa phương, việc thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trên hai tuyến biên giới, vùng biển của tỉnh.

Các đại biểu tham gia ký kết chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương. Ảnh: Hải Chuyền (Bộ đội Biên phòng tỉnh)

Ngày 22-2-1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 16/HĐBT lấy ngày 3-3 hàng năm là “Ngày Biên phòng”; Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 3 (tháng 6 năm 2003) đã thông qua Luật Biên giới quốc gia trong đó quy định ngày 3-3 hàng năm là “Ngày Biên phòng toàn dân”. Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành địa phương, việc thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trên hai tuyến biên giới, vùng biển của tỉnh.

Trong những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng, triển khai nhiều phương án, đề án, chương trình quan trọng như Đề án “Tăng cường bảo đảm an ninh biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa”; Đề án “Tăng cường công tác phối hợp trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự và bảo đảm an toàn cho người, phương tiện hoạt động trên vùng biển”; Đề án “Phát triển đảng viên ở các bản vùng sâu, vùng xa”, Đề án “Tăng cường cán bộ BĐBP giữ chức phó bí thư đảng ủy các xã biên giới”, Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới hải đảo” giai đoạn 2013–2016 và 2016-2021, Chương trình “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới”, Chương trình “Chung tay vì cộng đồng - hỗ trợ bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”, Chương trình “Nâng bước em tới trường”, Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, Chương trình “Mái ấm chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo”... Các đề án, chương trình hành động được BĐBP triển khai trong thời gian qua không chỉ góp phần nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần cho đồng bào nhân dân các dân tộc trong tỉnh mà còn xây dựng tình quân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã kịp thời ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động chỉ đạo các đồn biên phòng chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, tham mưu cho các cấp, các ngành, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố và kiện toàn 572 tổ an ninh trật tự cơ sở, 882 tổ tàu, thuyền an toàn, 69 bến bãi an toàn, 100% các thôn, bản khu vực biên giới đất liền, biên giới biển có tổ hòa giải, các phong trào quần chúng nhân dân tham gia xây dựng cụm thôn, bản không có tội phạm; xây dựng, củng cố 26 chi bộ; kiện toàn 15 thôn, bản yếu kém; 31 ban công an, xã đội; 30 chi đoàn, 42 chi hội phụ nữ, 29 chi hội nông dân, 8 chi hội cựu chiến binh; 10 chi hội người cao tuổi, kết nạp 5.192 đoàn viên, hội viên; mở 8 lớp tập huấn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho trên 16.000 lượt cán bộ lãnh đạo xã, già làng, trưởng bản, người có uy tín trên địa bàn hai tuyến biên giới; 15 lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, cho đội ngũ cán bộ xã, thôn, bản; 8 lớp tập huấn thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cho 1.040 cán bộ làm công tác dân tộc ở các huyện biên giới; 7 lớp tiếng Lào, 3 lớp tiếng Mông cho 400 học viên là cán bộ BĐBP, cán bộ công chức, viên chức đang công tác trên địa bàn biên giới; bồi dưỡng 149 nhân tố cốt cán, người có uy tín. BĐBP tỉnh đã chủ động phối hợp với MTTQ, các địa phương, ban, ngành huy động sức mạnh toàn dân, triển khai nhiều chương trình như: Chương trình “Chung tay vì cộng đồng - hỗ trợ bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”, với 6.550 con bò giống cho hộ nghèo; Chương trình “Mái ấm chiến sĩ nơi biên giới” trị giá trên 2,04 tỷ đồng; phong trào xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo nơi biên giới, hải đảo với 6.080 căn hộ với tổng trị giá trên 138,853 tỷ đồng...; các mô hình trồng cây lúa nước, cho năng suất cao ở Yên Khương (Lang Chánh), Trung Lý (Mường Lát); cây vầu huyện Quan Sơn; nuôi cá tầm ở Bát Mọt (Thường Xuân)... Qua công tác tuyên truyền, quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về biên giới, biển đảo, thấy rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ đối với quê hương, đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Qua 10 năm thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” đã giúp cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong tỉnh nhận thức sâu sắc về truyền thống vẻ vang của BĐBP 60 năm qua; nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” và các chính sách, pháp luật của Nhà nước về biên giới, lãnh thổ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, vai trò của các cấp, các ngành và nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, sự ổn định về quốc phòng - an ninh, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Ngày Biên phòng toàn dân”; Chỉ thị 19 của Chủ tịch UBND tỉnh, trong những năm tới BĐBP tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp chủ yếu sau:

Một là, tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị BĐBP tỉnh, quán triệt, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, quy định của Đảng, Nhà nước, quân đội về an ninh biên giới và thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Trọng tâm là quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22-6-2015 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới” các chủ trương, chính sách về xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới, vùng biển...

Hai là, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị phải tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức đầy đủ hơn nữa về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng “thế trận lòng dân” ở khu vực biên giới. Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị tăng cường phối hợp với các tổ chức, lực lượng nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân và hệ thống chính trị thấy rõ: Hiệu quả thực hiện “Ngày Biên phòng toàn dân” xây dựng “thế trận lòng dân” xây dựng nền tảng, tiềm lực chính trị tinh thần, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh, biên giới quốc gia. Đây là nhiệm vụ của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, lực lượng trên địa bàn, trực tiếp là cấp ủy, chính quyền địa phương trên hai tuyến biên giới, trong đó BĐBP là lực lượng nòng cốt.

Ba là, tích cực tham gia xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới. Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã, phường biên giới nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thành các giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện địa phương và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhân dân thực hiện. Đồng thời, tiếp tục rà soát, kiện toàn, tập huấn, nâng cao chất lượng, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ tăng cường cho các xã biên giới. Chủ động tham mưu, đề xuất biện pháp duy trì nền nếp và nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ, chính quyền thôn, bản và các tổ chức chính trị - xã hội. Làm tốt công tác phát hiện tạo nguồn, giới thiệu quần chúng ưu tú để các cấp ủy, tổ chức đảng bồi dưỡng, kết nạp; thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên ở cơ sở.

Bốn là, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. BĐBP cần tích cực tham gia giúp địa phương xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cách thức tổ chức sản xuất kinh tế hộ gia đình, kinh tế HTX,v.v... Đồng thời, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường quốc phòng - an ninh và quản lý, bảo vệ biên giới. Tiếp tục đổi mới cải cách thủ tục hành chính, làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát biên giới, cửa khẩu, đảm bảo thông thoáng, nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu, hợp tác hai bên biên giới.

Năm là, tiếp tục tuyên truyền, tổ chức nhân dân tham gia các hoạt động, phong trào quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia theo phương châm “mỗi người dân biên giới là một chiến sĩ biên phòng”. Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị 01/CT-TTg, ngày 9-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”. Trong đó, chú trọng xây dựng, tổ chức các hình thức tự quản trong từng gia đình, dòng họ, thôn, xóm, bản; phát huy vai trò của chức sắc, chức việc, người có uy tín trong tôn giáo. Thực hiện tốt việc giao đoạn đường biên, mốc quốc giới cho các hộ gia đình, tập thể cùng tham gia quản lý, bảo vệ; đồng thời, tổ chức ký cam kết chấp hành quy chế biên giới, quy định về an ninh, trật tự của từng xóm, bản,... tạo sức mạnh “thế trận lòng dân” trong quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh, biên giới quốc gia từ xa.

Sáu là, tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhân dân trong tỉnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi ủng hộ, giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất, động viên cán bộ, chiến sĩ BĐBP yên tâm gắn bó với biên giới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

Xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó BĐBP là lực lượng làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội; củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển.

Đại tá Nguyễn Văn Thú

Chính ủy BĐBP tỉnh Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]