(Baothanhhoa.vn) - Năm 2019, Thanh Hóa xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố về chỉ số cải cách hành chính (CCHC) - PAR INDEX. Chỉ số này tăng so với các năm trước đây, điều này thể hiện sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong thực hiện Chỉ thị số 18/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về tập trung chỉ đạo cải thiện và nâng cao chỉ số PAR INDEX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực nâng cao chỉ số PAR INDEX

Nỗ lực nâng cao chỉ số PAR INDEX

Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” xã Thiệu Long.

Năm 2019, Thanh Hóa xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố về chỉ số cải cách hành chính (CCHC) - PAR INDEX. Chỉ số này tăng so với các năm trước đây, điều này thể hiện sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong thực hiện Chỉ thị số 18/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về tập trung chỉ đạo cải thiện và nâng cao chỉ số PAR INDEX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thực hiện Chỉ thị số 18 của Chủ tịch UBND tỉnh, các ban, sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức tự kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ CCHC của đơn vị mình; chỉ đạo chấn chỉnh lề lối làm việc, thái độ phục vụ và trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; xử lý nghiêm những trường hợp gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân. Cùng với đó, các ban, sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Nội vụ rà soát kết quả chỉ số PAR INDEX của từng đơn vị ở những nội dung chưa đạt điểm chuẩn tối đa hoặc có kết quả thấp so với chỉ số trung bình chung thuộc trách nhiệm tham mưu, thực hiện của đơn vị mình để có kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể cho tập thể, cá nhân có liên quan khắc phục kịp thời. Sau hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị số 18, Thanh Hóa đã vươn lên xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố về chỉ số PAR INDEX.

Sau khi thống kê bảng xếp loại chỉ số CCHC của huyện qua các năm, UBND huyện Thiệu Hóa đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn; tiến hành kiểm tra đối với các xã, thị trấn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc về việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, tập trung vào các nội dung như: Nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc; phải đeo thẻ công chức, viên chức, nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC cũng được huyện đặc biệt quan tâm. Hiện nay, huyện Thiệu Hóa có thể giải quyết 70 TTHC ở mức độ 3 và 4. Đặc biệt, hướng đến sự hài lòng của tổ chức, công dân, ngoài công khai hòm thư góp ý kiến, số điện thoại đường dây nóng, huyện đã xây dựng chuyên mục tiếp nhận phản ánh kiến nghị TTHC trên cổng thông tin điện tử của huyện. Trưởng bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC UBND huyện thường xuyên lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân khi có vấn đề bức xúc, không hài lòng để kịp thời điều chỉnh, nhắc nhở, phê bình. Cùng với đó, hàng tuần, cán bộ giám sát của huyện sẽ đi kiểm tra việc giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nhằm hạn chế tối đa việc trả hồ sơ quá hạn hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ quá 1 lần đối với tổ chức, công dân khi đến giao dịch.

Để nâng cao chỉ số PAR INDEX theo Chỉ thị số 18 của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn đã chỉ đạo các đơn vị trong huyện thực hiện đầy đủ những nội dung CCHC đã được xác định trong kế hoạch hàng năm; các đơn vị được giao chủ trì những nội dung trong kế hoạch CCHC phải thực hiện theo đúng trình tự, thời gian đề ra. Định kỳ hàng quý sẽ đánh giá kết quả thực hiện công tác CCHC nói chung, cải cách TTHC, kiểm soát TTHC nói riêng tại hội nghị UBND huyện. UBND huyện Nga Sơn cũng đã đưa 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết vào thực hiện theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; niêm yết công khai, đầy đủ các TTHC theo quy định. Đi liền với tăng cường kiểm tra, giám sát việc giải quyết hồ sơ cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân, huyện Nga Sơn cũng thực hiện nghiêm việc công khai kết quả giải quyết TTHC, công khai xin lỗi khi có TTHC trễ hẹn. Đặc biệt, để bảo đảm quyền lợi của tổ chức, công dân, hàng năm, UBND huyện phối hợp với HĐND huyện kiểm tra công tác cải cách TTHC tại các phòng thuộc UBND huyện và các xã, thị trấn. Qua kiểm tra để đánh giá đúng công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện của từng phòng, ban, đơn vị; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong CCHC; chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt công tác CCHC.

Xác định chỉ số CCHC là việc làm cần thiết để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng kết quả triển khai CCHC hàng năm. Thông qua chỉ số CCHC chỉ rõ mặt mạnh, mặt yếu trong thực hiện, qua đó giúp các sở, ngành, các địa phương có những điều chỉnh cần thiết về mục tiêu, nội dung và các giải pháp thực hiện hàng năm. Vì vậy, các sở, ngành, các địa phương trong tỉnh cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hơn nữa chỉ số PAR INDEX của tỉnh trong năm 2020 và những năm tiếp theo, trong đó tập trung sâu vào các chỉ số thành phần có điểm số thấp, các chỉ số thành phần bị mất điểm.

Nguyễn Thu


Nguyễn Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]