Như Thanh phát triển các mô hình trang trại tổng hợp theo hướng bền vững
Để khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai ở địa phương, huyện Như Thanh đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư hỗ trợ sản xuất, tăng cường hướng dẫn bà con nông dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp. Nhờ vậy, trên địa bàn huyện đã xây dựng được nhiều mô hình gia trại, trang trại phát triển cả về quy mô, hình thức và trình độ thâm canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống cho người dân.
Mô hình trang trại của gia đình anh Nguyễn Danh Hoàng, xã Mậu Lâm (Như Thanh) cho hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình gia trại của anh Nguyễn Danh Hoàng, xã Mậu Lâm là một trong những điển hình về trang trại tập trung xa khu dân cư. Được biết, sau khi huyện có chủ trương phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại, năm 2015, với vốn đầu tư ban đầu chỉ khoảng vài trăm triệu đồng và được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Thanh tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng vốn ưu đãi chương trình giải quyết việc làm, anh Hoàng đã tập trung xây dựng hệ thống trang trại tổng hợp chăn nuôi lợn, gà và nuôi ong lấy mật cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, sau gần 10 năm phát triển, mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh Hoàng không chỉ là nơi cung cấp nguồn gia cầm, lợn thương phẩm trong tỉnh mà còn cho nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh/thành phố như: Ninh Bình, Nghệ An, Hà Nội... Hiện nay, trang trại của anh Hoàng có diện tích 8ha, nuôi 3.000 con gà trống và gà ri an toàn, mỗi năm xuất bán 10.000 con; 200 con lợn nái. Ngoài ra anh còn trồng 50 gốc bưởi và 150 trụ thanh long, trồng cây keo với diện tích 6ha. Nhờ kết hợp chăn nuôi tổng hợp, mỗi năm, trang trại của anh Hoàng đem về doanh thu khoảng 2 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, mô hình còn giải quyết việc làm thời vụ cho 7 lao động trên địa bàn với mức thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Như Thanh có nhiều mô hình chăn nuôi tổng hợp có thu nhập từ 200 - 500 triệu đồng/năm. Điển hình như gia đình anh Phạm Huy Tấn, thôn 5, xã Xuân Du với mô hình trang trại tổng hợp chăn nuôi gà Đông Tảo kết hợp trồng xen canh bưởi diễn, cam cảnh, quýt cảnh, đào thế, mang lại thu nhập 300 triệu đồng/năm. Trang trại nuôi lợn nái và lợn thịt thương phẩm của gia đình ông Nguyễn Văn Dũng, ở thị trấn Bến Sung cho thu nhập gần 400 triệu đồng/năm... Những mô hình kinh tế này đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó, nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người tại địa phương.
Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Như Thanh đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan triển khai, hỗ trợ chủ trang trại, gia trại tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất. Huyện cũng chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm cho người dân; thực hiện các dự án, đề án, mô hình phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAHP, hỗ trợ về con giống; khuyến khích người dân đầu tư phát triển, mở rộng quy mô kinh tế trang trại, gia trại gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, gia trại theo hướng bền vững nâng cao giá trị sản xuất. Cùng với đó, huyện cũng quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nhất là hệ thống đường nội đồng các khu trang trại tập trung được cứng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Huyện cũng hỗ trợ quảng bá sản phẩm, tổ chức kết nối công ty, doanh nghiệp, đưa các sản phẩm nông sản của địa phương tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm... nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại.
Đến nay, huyện Như Thanh có hơn 200 trang trại mang lại hiệu quả cao, như: Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trang trại tổng hợp, trang trại thủy sản, lâm nghiệp, cây lâu năm... tập trung ở các xã Xuân Du, Yên Thọ, Phú Nhuận, Xuân Khang, Xuân Thái, Thanh Tân... Các trang trại đã giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương. Tổng thu nhập từ kinh tế trang trại mỗi năm đạt gần 20 tỷ đồng, thu nhập của người lao động đạt hơn 3 triệu đồng/tháng.
Bài và ảnh: Minh Hà
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-09-18 07:16:00
Hướng dẫn miễn, giảm thuế cho cá nhân, hộ kinh doanh và DN thiệt hại do bão lũ
Bản tin Tài chính 18/9: Giá vàng bất ngờ “phi mã”; giá bán USD tăng lên mốc 24.887 đồng/USD
Tích tụ đất đai phát triển nông nghiệp hiện đại
Trải “thảm xanh” trên những vùng đồi
Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé Tết 2025, chặng bay Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh giá chỉ từ 1.790.000 đồng
Tập huấn nâng cao kiến thức về quản lý hoá chất
Cơ cấu nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng bị thiệt hại do bão
Bản tin Tài chính 17/9: Giá vàng nhích tăng nhẹ
Chung sức, đồng lòng khắc phục sự cố để cấp điện trở lại cho Nhân dân các tỉnh phía Bắc
Cát nhân tạo vẫn khó tiếp cận thị trường