Người dân chủ động gia cố, bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản trước ảnh hưởng của bão số 3
Bão số 3 dự báo gây mưa lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Thời điểm này, người nuôi trồng thuỷ sản đang khẩn trương gia cố lồng bè, ao hồ, diện tích nuôi trồng chủ động ứng phó an toàn với mưa bão.
Nuôi trồng thuỷ sản là lĩnh vực được dự báo chịu ảnh hưởng lớn của mưa, bão.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thuỷ văn Thanh Hoá, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 ở khu vực tỉnh Thanh Hoá đã có gió mạnh cấp 3, cấp 4, gió giật cấp 5, cấp 6, gây mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông, dự báo sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sản xuất của người dân. Trong đó, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đã và đang bị đe dọa lớn bởi tác động của mưa, bão gây ra.
Từ ngày 6/9, HTX Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Cửa Đạt (Thường Xuân) đã hướng dẫn các hộ thực hiện biện pháp bảo vệ diện tích nuôi trồng.
Theo dõi thông tin dự báo thời tiết trong nhiều ngày qua, HTX Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Cửa Đạt (Thường Xuân) đã chủ động hướng dẫn các hộ thành viên chủ động thu hoạch diện tích lồng nuôi đạt năng suất thương phẩm và neo cọc, gia cố lồng bè để chủ động ứng phó với mưa bão.
Ông Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc HTX, cho biết: “Nắm bắt thông tin về sức ảnh hưởng của cơn bão số 3, HTX đã tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích nuôi trồng; hướng dẫn người dân cập nhật tình hình dự báo thời tiết thường xuyên; phân công cán bộ HTX, hỗ trợ, đồng hành cùng người dân ứng phó với mưa bão".
Người dân chủ động gia cố lồng, bè để ứng phó với bão số 3...
Theo thống kê của UBND huyện Thường Xuân, trên địa bàn huyện có khoảng 166 lồng bè nuôi cá của các hộ dân trên lòng các hồ thủy lợi, thuỷ điện, cửa sông... để bảo đảm an toàn cho diện tích nuôi trồng và tài sản, tính mạng của người dân, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn và các HTX hướng dẫn người dân thu hoạch sớm và triển khai các biện pháp chằng chéo, gia cố lồng bè và di dời đến khu vực an toàn.
và di dời lồng nuôi đến khu vực an toàn...
Mặc dù những ngày qua đã chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ thống ao nuôi trồng thuỷ sản, song sáng 7/9, khi bão số 3 chuẩn bị đổ bộ vào đất liền nước ta, ông Thịnh Văn Nguyên, xã Nga Hải (Nga Sơn) vẫn không thể yên lòng, chủ động đi kiểm tra, gia cố lại diện tích nuôi.
Ông Thịnh Văn Nguyên, xã Nga Hải (Nga Sơn) kiểm tra diện tích nuôi trồng trong sáng 7/9.
Ông Nguyên, cho biết: "Từ 2-3 ngày trước, gia đình đã chủ động phát quang cây cối xung quanh ao nuôi, gia cố, nâng cao bờ ao nhằm chủ động ứng phó với mưa bão. Song sáng hôm nay, khi thông tin đây là cơn bão mạnh, có thể gây mưa, lũ lụt, gia đình tôi lại kiểm tra lại hệ thống bao, bờ, kiểm tra và triển khai thêm các biện pháp ứng phó như: đặt các bao CaCO3 xung quanh bờ ao để khi mưa xuống sẽ hòa tan CaCO3 trước khi chảy vào ao, giúp duy trì pH, độ cứng và các ion hòa tan trong môi trường nước; bổ sung máy phát điện, vận hành sục khí nếu lỡ mất điện để tôm không bị thiếu oxy...".
...và chuẩn bị các chế phẩm sinh học để xử lý nguồn nước khi bị ảnh hưởng.
Cùng chung tâm trạng với ông Nguyên, ông Mai Văn Thạc, xã Nga Tân, cho biết: “Nuôi thuỷ sản sợ nhất vào mùa bão. Nếu ở những ao nuôi ngoài tự nhiên, mưa lớn cuốn theo lượng lớn chất bẩn, làm gia tăng độ đục trong nước, gây thiếu hụt oxy có thể làm cá, tôm bị sốc và chết. Đối với diện tích nuôi trong nhà màng, nhà lưới ít bị ảnh hưởng do nguồn nước ô nhiễm thì có thể bị hư hỏng hạ tầng nuôi, cũng gây thiệt hại kinh tế lớn. Do đó, khi có thông tin về mưa bão, chúng tôi đang tập trung giằng néo nhà lưới, tránh bị tốc mái, cuốn bay và gia cố hệ thống bờ, cống thoát nước cho hệ thống nuôi ngoài trời. Những ngày qua, các cấp chính quyền địa phương cũng hỗ trợ, hướng dẫn người nuôi trồng các biện pháp ứng phó, nhằm giảm thiểu thiệt hại khi có mưa bão, lũ lụt xảy ra.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong nhà lưới tại xã Nga Tân (Nga Sơn) được chằng chéo, gia cố trước bão số 3.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 19.500 ha nuôi trồng thuỷ sản (gồm 14.000 ha nuôi nước ngọt, 4.500 ha nước lợ và 1.000 ha nước mặn) và 5.740 lồng bè nuôi trồng thủy sản tại khu vực ven biển, ven sông, hồ. Tính đến ngày 6/9, trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 52.639 tấn thuỷ sản. Trong đó, có 15.789 tấn thuỷ sản nước mặn, 9.660 tấn sản phẩm nước lợ và 26.920 tấn thuỷ sản nước ngọt.
Để bảo đảm an toàn cho diện tích nuôi trồng thuỷ sản, nhất là trong đợt ảnh hưởng của bão số 3 Yagi, Chi cục Thuỷ sản Thanh Hoá đã có công văn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, chủ động thu tỉa những diện tích tôm, cá đạt kích cỡ thương phẩm nhằm hạn chế thất thoát, thiệt hại kinh tế khi bão lũ xảy ra và chuẩn bị tốt về giống, thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học nhằm chăm sóc, bảo vệ và phòng dịch bệnh để nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong trường hợp có những diễn biến bất thường, cần liên hệ với chính quyền địa phương, ngành chuyên môn để được hỗ trợ.
Lê Hoà
{name} - {time}
-
2024-12-12 16:32:00
Quyết tâm “gỡ vướng” cho các dự án năng lượng tái tạo
-
2024-12-12 16:22:00
VinClub hợp tác với hơn 30 thương hiệu hàng đầu trong hệ thống TTTM Vincom, mở rộng đặc quyền cho khách hàng thân thiết
-
2024-09-07 09:28:00
Siêu khuyến mãi ngày đôi 9/9, ngập tràn ưu đãi 99% từ Vietjet
Bản tin Tài chính 7/9: Vàng trong nước đứng giá, vàng thế giới giảm
Thị xã Nghi Sơn: Phấn đấu xử lý dứt điểm việc nuôi trồng thủy sản tự phát trong năm 2024
Tập đoàn Điện lực Việt Nam kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3
Khoảng 9.838,6 ha cây trồng có nguy cơ ngập úng do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi
Bảo đảm an toàn công trình đê điều, hồ chứa, bờ biển xung yếu ứng phó với bão số 3
Khuyến cáo Nhân dân sử dụng điện an toàn trước, trong và sau cơn bão số 3
Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản
Nghề mộc Thuận Minh tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân
Công ty Điện lực Thanh Hóa chủ động ứng phó với bão số 3 Yagi