(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi. Qua đó, nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, các trang trại ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, với dây chuyền hiện đại đã đi vào hoạt động, góp phần cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm chất lượng cao, đưa ngành chăn nuôi phát triển ổn định.

Ngành chăn nuôi khởi sắc từ “làn sóng” đầu tư

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi. Qua đó, nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, các trang trại ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, với dây chuyền hiện đại đã đi vào hoạt động, góp phần cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm chất lượng cao, đưa ngành chăn nuôi phát triển ổn định.

Ngành chăn nuôi khởi sắc từ “làn sóng” đầu tưDự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại xã Yên Mỹ (Nông Cống) đang trong quá trình xây dựng.

Xác định chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở khu vực nông thôn, UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh cùng các địa phương đã tích cực thực hiện các giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi, nhất là các dự án của những tập đoàn, doanh nghiệp lớn; ưu tiên phát triển chuỗi giá trị gắn với sản phẩm có lợi thế của địa phương. Đồng thời, ban hành văn bản để chỉ đạo, phối hợp với chủ đầu tư tổ chức thực hiện các dự án. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản thủ tục hành chính… Các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để các tập đoàn, doanh nghiệp thực hiện các dự án đúng tiến độ. Vì vậy, sau những kỳ xúc tiến, kêu gọi đầu tư của tỉnh, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đã tìm hiểu để đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Đến nay, Thanh Hóa là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và hiện có 17 dự án chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, với tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng và đa dạng cơ cấu vật nuôi như gia cầm, bò sữa, lợn ngoại hướng nạc... Khi các dự án đi vào hoạt động đủ quy mô, công suất sẽ nâng tổng đàn lợn của tỉnh trong giai đoạn 2025-2030 lên 2,2 triệu con, gấp đôi so với tổng đàn hiện nay và thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.

Có thể nói, các dự án đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị đang trong quá trình xin chấp thuận chủ trương đầu tư, triển khai đầu tư và đi vào hoạt động sẽ tạo bước đột phá, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi, như: Khu trang trại sản xuất, kinh doanh giống lợn và gia công nuôi lợn thương phẩm chất lượng cao NewHope của Công ty TNHH Dịch vụ và Chăn nuôi NewHope Thanh Hóa tại xã Thạch Tượng (Thạch Thành); Trang trại lợn chất lượng cao của Công ty TNHH MTV chăn nuôi APPE AC tại xã Giao An (Lang Chánh); Dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa do Công ty CP Xuân Thiện Thanh Hóa và các dự án thành phần tại các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Cẩm Thủy; Dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm ứng dụng công nghệ cao DABACO; Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp, tại các huyện Nông Cống và Như Thanh…

Nhờ những “làn sóng” đầu tư này, ngành chăn nuôi đang chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ hộ sang chăn nuôi trang trại quy mô lớn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, máy móc hiện đại. Đó là những tín hiệu tích cực, phát huy những tiềm năng lợi thế về đất đai, lao động,… của các địa phương. Với tâm huyết, nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp, thời gian tới, bên cạnh những giải pháp đã và đang thực hiện để tích cực thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi về sản xuất theo chuỗi giá trị và khuyến khích xây dựng, nhân rộng các mô hình an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; mô hình liên kết theo chuỗi gắn với truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, trang trại hoặc liên kết các hộ thành nhóm hộ, tổ hợp tác, HTX để phát triển chăn nuôi ứng dụng khoa học - kỹ thuật. Đối với các chủ đầu tư, cần tổ chức rà soát, đánh giá toàn diện khả năng hoàn thành tiến độ thực hiện các dự án chăn nuôi quy mô lớn đang triển khai, từ đó tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án bảo đảm khối lượng, chất lượng. Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh để nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là về vấn đề đất đai, môi trường. Đối với các doanh nghiệp đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện để đưa dự án vào hoạt động bảo đảm tiến độ.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]