Kỹ sư đam mê nghiên cứu khoa học
Thông qua nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, diện tích rừng và tính đa dạng sinh học (ĐDSH) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên (Thường Xuân) tiếp tục được bảo vệ và phát triển tốt, đời sống cho người dân vùng đệm được nâng lên. Kết quả ấy có phần đóng góp của kỹ sư Phạm Anh Tám, Giám đốc Khu BTTN Xuân Liên.
Giám đốc Khu BTTN Xuân Liên Phạm Anh Tám kiểm tra sự sinh trưởng của loài lan hài.
Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, anh luôn nỗ lực cống hiến hết mình cho công tác nghiên cứu khoa học. Trong đó, nhiều đề tài, mô hình sáng kiến nghiên cứu của anh đã được ứng dụng trong thực tế, góp phần mang lại hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng (BVR), nâng cao tính ĐDSH, tạo sinh kế nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm khu bảo tồn.
Giai đoạn 2019-2023 anh đã chỉ đạo thu hút, triển khai 13 đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, trong đó có 4 đề tài, dự án cấp quốc gia, 9 dự án, đề tài, nhiệm vụ cấp tỉnh về điều tra, bảo tồn, phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực BTTN, bảo tồn ĐDSH. Nổi bật như đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen lan hài vân bắc, lan hài lông và lan thủy tiên hường cho vùng Bắc Trung bộ” (giai đoạn 2017-2021). Đây là đề tài thuộc Chương trình “Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đề tài này đã đoạt Giải ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa năm 2020 và được lựa chọn dự thi sáng tạo kỹ thuật Việt Nam.
Ngoài ra, anh đã cùng tập thể Ban Quản lý Khu BTTN Xuân Liên phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ người dân vùng đệm phát triển kinh tế. Thông qua chương trình hỗ trợ cộng đồng vùng đệm giai đoạn 2019-2023, đơn vị triển khai nhiều chính sách thực hiện việc giao BVR, chương trình hỗ trợ cộng đồng, các dự án trồng rừng và nhiều mô hình, đề tài nghiên cứu áp dụng công nghệ hướng tới phát triển sinh kế cho cộng đồng, như: Hỗ trợ cho 28 lượt thôn, bản khu vực vùng đệm khu bảo tồn xây dựng nhà văn hóa, kênh mương, tập huấn khoa học - công nghệ... với số tiền hỗ trợ trên 1 tỷ 120 đồng; chi trả tiền khoán BVR cho cộng đồng 12 thôn vùng đệm gần 20 tỷ đồng. Cùng với đó, đơn vị đã triển khai và hỗ trợ người dân vùng đệm nhiều mô hình phát triển kinh tế như: Mô hình cải tạo vườn tạp tại xã Vạn Xuân, nuôi dúi sinh sản ở Yên Nhân, trồng cây đào Pháp ở Bát Mọt, nuôi gà Mông ở Xuân Chinh; hỗ trợ trồng 20ha mận hậu tại thôn Vịn, xã Bát Mọt để phục vụ phát triển du lịch; hỗ trợ người dân vùng đệm trồng 652,4ha rừng sản xuất.
Đặc biệt, đơn vị đã triển khai thực hiện Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống, trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây quế ngọc theo chuỗi giá trị tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”. Kết quả, đã chuyển giao 5 quy trình công nghệ nhân giống, trồng, chăm sóc và chiết suất tinh dầu Quế Ngọc; trồng mới 30ha quế xen keo, sả; trồng làm giàu 60ha quế dưới tán rừng sản xuất và rừng tự nhiên... Hiện, các chương trình, dự án hỗ trợ cho người dân vùng đệm của Khu BTTN Xuân Liên đang phát huy tốt, góp phần tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân vùng đệm.
Với những đóng góp của mình, Giám đốc Khu BTTN Xuân Liên Phạm Anh Tám đã được tặng nhiều danh hiệu. Đặc biệt, tháng 8/2024 anh được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc giai đoạn 2018-2023.
Bài và ảnh: Thiện Nhân
{name} - {time}
-
2024-11-20 14:29:00
Học Bác để trở thành người giáo viên mẫu mực
-
2024-11-19 15:04:00
Dấu ấn cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới
-
2024-08-24 15:08:00
Người tiên phong ở khu phố Đoàn Kết
Người cán bộ mặt trận gần dân, hiểu dân
Bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố tận tâm với công việc của dân
Người cán bộ đam mê sáng kiến
Đồng hành cùng nông dân làm giàu
Người lính quân hàm xanh nhiệt huyết trên mặt trận phòng, chống ma túy
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hiệu tận tâm với nghề
Trưởng Ban nữ công hết lòng vì người lao động
Cán bộ phố tận tâm, trách nhiệm
Bí thư bản Lốc vận động bà con xây dựng nông thôn mới