(Baothanhhoa.vn) - Tại Thanh Hóa, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh được xác định là 1 trong 4 khâu đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện mục tiêu này, lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành đã nỗ lực trong mọi hoạt động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương

Tại Thanh Hóa, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh được xác định là 1 trong 4 khâu đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện mục tiêu này, lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành đã nỗ lực trong mọi hoạt động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phươngSản xuất hàng nội thất xuất khẩu tại Công ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức, Khu Công nghiệp Lễ Môn.

Từ năm 2015 đến nay, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Thanh Hóa liên tục tăng về điểm số. Tuy nhiên, điểm số và thứ hạng chưa ổn định và chưa có sự đột phá. Điển hình như năm 2020, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thanh Hóa đạt 63,91 điểm, đứng thứ 28 cả nước và thuộc nhóm khá. Tuy đây là năm tỉnh đạt được điểm số khá cao, nhưng mức độ cải thiện lại chưa đáp ứng được kỳ vọng của chính quyền và cộng đồng DN, bởi trên thực tế, thứ hạng PCI năm 2020 có tăng 3 bậc so với năm 2016 nhưng đã tụt 4 bậc so với năm 2019.

Với mục tiêu cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh từ cấp sở, ngành, địa phương - hạt nhân của công tác cải cách hành chính, ngày 10-11 vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI). Việc triển khai DDCI Thanh Hóa được xem là giải pháp quan trọng để cải thiện năng lực điều hành của cấp sở, ngành và địa phương, góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Theo đó, bộ chỉ số DDCI Thanh Hóa được xây dựng gồm 8 chỉ số thành phần: tính minh bạch và tiếp cận thông tin, tính năng động và vai trò của người đứng đầu, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ DN, thiết chế pháp lý, tiếp cận đất đai. Trong đó, các chỉ số từ 1 đến 7 được dùng để chấm điểm, xếp hạng đối với nhóm 25 các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các chỉ số từ 1 đến 8 được dùng để chấm điểm, xếp hạng đối với nhóm 27 UBND huyện, thị xã, thành phố.

Được biết, nền tảng chủ yếu và cách thức triển khai của bộ tiêu chí DDCI dựa trên sự kế thừa bộ chỉ số PCI, với việc ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong mã hóa phiếu khảo sát, bảo đảm tính chính xác, khách quan nhất. Mục tiêu tổng thể của việc triển khai DDCI là thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành của các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố, tạo động lực cải cách liên tục và đồng bộ giữa các ngành, các cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa, bộ chỉ số DDCI là giải pháp nhằm cung cấp cho lãnh đạo tỉnh một công cụ hiệu quả để giám sát và chỉ đạo cải thiện chất lượng điều hành đối với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; giúp lãnh đạo tỉnh xác định những thực tiễn tốt trong cải cách hành chính tại các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện để từ đó nhân rộng ra các đơn vị khác.

Ông Đỗ Đình Hiệu, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa, cho biết: Mục tiêu chung của DDCI hướng tới nhằm tìm ra những trở ngại, những nút thắt, những điểm nghẽn liên quan trực tiếp đến năng lực điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh tại cấp sở, ngành, địa phương. Từ đó, nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành của tỉnh. Việc tỉnh Thanh Hóa ban hành triển khai đề án là một tư duy đổi mới, tích cực nhằm hỗ trợ một cách đột phá cho khâu cải cách hành chính và thu hút đầu tư, tạo sự chuyển biến đồng bộ từ cơ sở, thậm chí là cấp phường, xã.

Trong năm đầu tiên triển khai đánh giá, VCCI Thanh Hóa dự kiến sẽ lựa chọn gửi 4.000 phiếu khảo sát đến các DN, HTX, tổ hợp tác, hộ cá thể. Việc ban hành và triển khai đề án sẽ hỗ trợ lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố cải thiện hiệu quả hoạt động của đơn vị mình; hướng tới tạo sự cạnh tranh, thi đua lành mạnh giữa các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong việc cải thiện mức độ hài lòng của nhà đầu tư, DN trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại mỗi đơn vị. Đồng thời, tạo ra kênh thông tin phản hồi rộng rãi, minh bạch và tin cậy để nhà đầu tư, DN tham gia góp ý kiến đối với chính quyền địa phương và các sở, ngành.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]