(Baothanhhoa.vn) - Với việc đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng kỹ thuật trực tuyến trong hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) từng bước nâng cao hiệu quả công việc, quản lý chất lượng hoạt động tại địa bàn nông thôn.

Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách

Với việc đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng kỹ thuật trực tuyến trong hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) từng bước nâng cao hiệu quả công việc, quản lý chất lượng hoạt động tại địa bàn nông thôn.

Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sáchCán bộ NHCSXH Ngọc Lặc hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ Mobile Banking của NHCSXH.

Anh Hà Văn An, thôn Thanh Bình, xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc) được NHCSXH Ngọc Lặc cho vay 100 triệu đồng theo Chương trình cho vay giải quyết việc làm. Gia đình anh đã đầu tư phát triển chăn nuôi và trồng rừng. Anh An chia sẻ: "Từ khi ngân hàng triển khai ứng dụng công nghệ số thông qua zalo, dịch vụ Mobile Banking, tôi thấy rất tiện lợi cho cả người dân và ngân hàng. Qua ứng dụng, tôi có thể xem số kỳ đóng gốc lãi đối với khoản vay của gia đình cũng như nắm bắt được các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo và các hộ chính sách khác trên điện thoại di động thông minh. Điều này thay thế cho việc trước kia phải gọi điện hay trực tiếp đến gặp tổ trưởng tổ kiết kiệm và vay vốn (TK&VV) hoặc cán bộ tín dụng để hỏi về các vấn đề liên quan đến chính sách hay số tiền cần trả cho khoản vay của gia đình...

Ông Hồ Minh Hoàn, Giám đốc NHCSXH Ngọc Lặc, cho biết: Đơn vị đã tích cực triển khai các ứng dụng số tới người dân bằng nhiều hình thức, phù hợp với đặc thù địa phương. Hiện tại, cán bộ NHCSXH, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, tổ trưởng và hộ vay ở huyện Ngọc Lặc đều sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking để quản lý tài khoản của mình. Không chỉ góp phần nâng cao chất lượng quản lý, các nền tảng kỹ thuật trực tuyến còn giúp đội ngũ cán bộ NHCSXH kiểm soát chặt chẽ chất lượng vốn vay. Sau khi trải nghiệm các tính năng trên ứng dụng, ngân hàng tiếp tục tuyên truyền, vận động khách hàng vay vốn đăng ký dịch vụ, mở tài khoản, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ, phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ, trực tiếp giải đáp cho khách hàng và xử lý các nghiệp vụ phát sinh theo quy định.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển, là yêu cầu bắt buộc, cấp thiết, tác động tới mọi người dân, mọi hoạt động của nền kinh tế. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh và của ngân hàng cấp trên, NHCSXH Thanh Hóa đã tích cực chỉ đạo, triển khai ứng dụng số nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ thiết thực phục vụ kịp thời, hiệu quả đến người dân, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Để việc thực hiện chuyển đổi số của hệ thống được hiệu quả, NHCSXH Thanh Hóa đã triển khai nhiều chương trình tập huấn về nghiệp vụ tín dụng chính sách dành cho cán bộ tín dụng, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã và đội ngũ trưởng khu, tổ trưởng tiết kiệm và vay vốn (TK&VV)... Nội dung tập huấn, hướng dẫn các nội dung liên quan đến cài đặt, sử dụng các tiện ích trên thiết bị di động đối với các ứng dụng của NHCSXH.

Qua tìm hiểu được biết, nhằm đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của NHCSXH trên các kênh đa nền tảng ứng dụng công nghệ số, thời gian qua, NHCSXH Thanh Hóa đã triển khai ứng dụng kênh thông tin zalo của ngân hàng trên phạm vi toàn tỉnh. Mục tiêu chung của kênh zalo là nâng cao độ nhận diện thương hiệu NHCSXH, gia tăng tính kết nối thông tin giữa ngân hàng và khách hàng, giúp khách hàng tra cứu, cập nhật thông tin hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, lãi suất, tra cứu vị trí chi nhánh, điểm giao dịch, lịch giao dịch xã và nhiều tiện ích khác như giáo dục tài chính, ngân hàng số, giải đáp thắc mắc, phản hồi ý kiến khách hàng...

Từ đầu năm 2023, NHCSXH Thanh Hóa đã chính thức triển khai sản phẩm dịch vụ Mobile Banking đến khách hàng. Dịch vụ này với giao diện dễ sử dụng, mang đến nhiều tiện lợi cho khách hàng, thực hiện các giao dịch 24/7 nhanh chóng. Khách hàng không phải mất thời gian chờ đợi như giao dịch tại quầy, đồng thời khách hàng có thể sử dụng ở bất kỳ nơi nào, chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet. Điều này rất phù hợp với bà con thuộc đối tượng khách hàng nơi vùng sâu, vùng xa.

Để tăng số lượng khách hàng và người làm công tác tín dụng chính sách sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động, đặc biệt coi việc triển khai ứng dụng Mobile Banking là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm, ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Giám đốc NHCSXH Thanh Hóa, cho biết: Thời gian tới, NHCSXH Thanh Hóa sẽ đẩy mạnh công tác phối hợp với tổ chức hội, đoàn thể ủy thác các cấp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn khách hàng về các dịch vụ qua điện thoại di động. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nắm bắt thực tế việc triển khai hướng dẫn đến tổ TK&VV, hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã cách thức đọc, hiểu nội dung tin nhắn cũng như hướng dẫn thực tế khách hàng đọc, hiểu nội dung tin nhắn do NHCSXH gửi. Tiếp tục theo dõi, rà soát, kịp thời cập nhật số điện thoại của khách hàng khi có thay đổi, khách hàng mới chưa đăng ký dịch vụ. Định kỳ tại điểm giao dịch xã hàng tháng, trong cuộc họp giao ban, tiếp tục tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa các ứng dụng số của NHCSXH.

Bài và ảnh: Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]