Một số dự án công nghiệp chậm tiến độ, vì sao?
Theo kế hoạch, Nhà máy điện Mặt trời Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc do Công ty CP Đầu tư thương mại và du lịch Hoàng Sơn sẽ đi vào vận hành giai đoạn 1 vào quý IV năm 2019. Tuy nhiên đến nay, hiện trường thi công nhà máy vẫn còn là bãi đất trống. Đại diện đơn vị này cho biết: Dự án gặp khó khăn do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.
Dự án Thủy điện Hồi Xuân chậm tiến độ kéo dài.
Theo đó, giai đoạn 1 của nhà máy được triển khai trên diện tích 9,4 ha, công suất phát điện là 45MW. Tuy nhiên, không những việc kiểm kê nguồn gốc, xác định ranh giới đất đai gặp khó khăn, nhiều hộ dân hiện cũng chưa đồng ý được bồi thường theo mức giá do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, thêm một trong những nguyên nhân khiến tình hình thi công dự án này chậm trễ là Bộ Công Thương đang thực hiện nghiên cứu, công bố giá thu mua điện mới đối với các dự án điện năng lượng mặt trời. Việc chưa có mức giá cụ thể, cơ sở pháp lý chưa rõ ràng khiến đơn vị gặp khó khăn trong vấn đề kêu gọi nhà đầu tư cùng hợp tác góp vốn, chuyển giao công nghệ.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh, Khu Kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, do Công ty CP Nhiệt điện Công Thanh làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư 21.691 tỷ đồng (trong đó có 20% vốn chủ đầu tư, 80% vốn vay tín dụng nước ngoài do Nhà nước bảo lãnh). Theo kế hoạch, dự án được triển khai từ năm 2010 và dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2020. Tuy nhiên, nhiều thời điểm, chủ đầu tư chưa quyết liệt trong công tác phối hợp giải phóng mặt bằng triển khai dự án, điển hình như giai đoạn năm 2013-2017. Đến năm 2018, chủ đầu tư đã phối hợp lại để giải quyết tồn đọng và đã được UBND huyện Tĩnh Gia bàn giao thêm 4,8 ha. Hiện nay, đối với diện tích đất đã bồi thường xong, công ty đã triển khai san lấp mặt bằng để chuẩn bị triển khai tiếp dự án. Theo báo cáo của Phòng Quản lý đầu tư, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, dự án triển khai chậm tiến độ có nhiều nguyên nhân. Ngoài nguyên nhân khách quan do công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp, hầu hết các thủ tục đều phải được bộ, ngành Trung ương thẩm định, thì chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của chủ đầu tư. Do không bảo đảm năng lực tài chính nên đơn vị chưa chủ động xây dựng kiểm soát kế hoạch, tiến độ và chưa phối hợp tốt với địa phương để giải quyết dứt điểm vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục của dự án.
Những tháng đầu năm 2019, sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá. Theo thống kê của Sở Công Thương, sản lượng công nghiệp toàn tỉnh 10 tháng đầu năm đạt gần 104.000 tỷ đồng, đạt 80,5% so với kế hoạch. Được biết, để hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất đặt ra, bên cạnh các giải pháp nỗ lực đôn đốc, tăng sản lượng đối với các nhà máy đang hoạt động ổn định và thị trường tiêu thụ tốt, ngành công thương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ đầu tư xây dựng các dự án công nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh các dự án sản xuất được triển khai thuận lợi, một số dự án vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc và khó hoàn thành đúng kế hoạch đề ra như: Dự án Thủy điện Hồi Xuân, dây chuyền 2 Nhà máy thép Nghi Sơn, một số nhà máy chế biến gỗ...
Đại diện Sở Công Thương cho biết: Bên cạnh vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, hiện một số chủ đầu tư đang gặp khó khăn do thiếu vốn đầu tư. Để bảo đảm kế hoạch sản xuất công nghiệp năm 2019, Sở Công Thương đang khuyến khích các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ ổn định tăng công suất, sản lượng tối đa; đồng thời, quan tâm đến đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất và khâu phân phối, phát triển thị trường. Theo quy luật, một số mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất cuối năm, như: Bia, phân bón, xi măng, vật liệu xây dựng... đều có xu hướng tăng trưởng cao, sẽ bù đắp sản lượng thiếu hụt của một số sản phẩm công nghiệp chưa ra đời do chậm tiến độ. Với mục tiêu hoàn thành giá trị sản xuất công nghiệp cả năm đạt 129.000 tỷ đồng, Sở Công Thương và các sở, ngành có liên quan của tỉnh sẽ tích cực bám sát các nhóm dự án đang triển khai đầu tư, chủ động nắm bắt, đề xuất tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các dự án vào vận hành.
Bài và ảnh: Tùng Lâm
{name} - {time}
-
2 giờ trước
Thanh Hóa đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng FTA Index 2024
-
4:08 sáng nay
Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện
-
12:17 10/11/2019
Toàn tỉnh gieo trồng được 42.952 ha cây trồng vụ đông
Thị trấn Vạn Hà: Áp dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
Hội LHPN xã Bát Mọt có nhiều hoạt động giúp hội viên phát triển kinh tế
Huyện Cẩm Thủy tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản
Như Thanh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển rừng trồng gỗ lớn
Ngư dân thờ ơ với bảo hiểm tàu cá - Vì sao?
Đoàn công tác của Bộ Tài chính làm việc với UBND tỉnh về công tác, phòng chống thiên tai năm 2019
Trên công trường thi công dự án đường từ TP Thanh Hóa đi Cảng Hàng không Thọ Xuân
Kỷ niệm 10 năm thành lập Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp PTSC Thanh Hóa
Quy định tiêu chí đặc thù đối với đóng mới, cải hoán, thuê tàu cá
Địa phương
Thời tiết
- 21°C - 26°CNhiều mây, không mưa
- 23°C - 28°CCó mây, không mưa
- xử lý bụi gỗ
- Quạt hướng trục SunFan giá tốt
- Bcons Polaris https://bconsx.com.vn/bcons-polaris/
- https://noithathungdung.com/
- thi công vách thạch cao 2 mặt
- Bảng giá cửa nhôm slim chất lượng cao