(Baothanhhoa.vn) - Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, khối lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh hằng ngày trên địa bàn tỉnh ước khoảng trên 2.100 tấn/ngày đêm, trong khi đó, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt trung bình năm 2020 mới đạt khoảng 85%. Công tác thu gom CTR sinh hoạt được các công ty, tổ, đội vệ sinh môi trường thu gom về khu xử lý để chôn lấp hoặc đốt, phần còn lại không được thu gom mà đổ thải ra ven sông, hồ, kênh tiêu thoát nước, đường giao thông... gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xử lý chất thải rắn - cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ

Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, khối lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh hằng ngày trên địa bàn tỉnh ước khoảng trên 2.100 tấn/ngày đêm, trong khi đó, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt trung bình năm 2020 mới đạt khoảng 85%. Công tác thu gom CTR sinh hoạt được các công ty, tổ, đội vệ sinh môi trường thu gom về khu xử lý để chôn lấp hoặc đốt, phần còn lại không được thu gom mà đổ thải ra ven sông, hồ, kênh tiêu thoát nước, đường giao thông... gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh.

Xử lý chất thải rắn - cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ

Công nhân Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa thu gom rác thải.

Trước thực trạng trên, để đạt hiệu quả trong công tác xử lý rác thải sinh hoạt, nhất là CTR, hằng năm, tỉnh đã cân đối nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hỗ trợ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt; hỗ trợ và lắp đặt các lò đốt rác thải sinh hoạt quy mô cấp xã để xử lý rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, các địa phương cũng tích cực thực hiện hướng dẫn, vận động Nhân dân phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, nilon dùng một lần; đầu tư xây dựng các khu, bãi tập kết rác theo quy hoạch; đồng thời, tiếp tục kêu gọi xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường.

Hiện nay có một số dự án đầu tư khu xử lý CTR bằng phương pháp đốt đang được triển khai, như: Nhà máy đốt rác phát điện tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn do Công ty TNHH Năng lượng môi trường TIANYU Thanh Hóa làm chủ đầu tư có diện tích trên 10 ha; công suất xử lý CTR sinh hoạt 1.000 tấn/ngày đêm; chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1: 500 tấn/ngày đêm, giai đoạn 2: 500 tấn/ngày đêm, tổng mức đầu tư cả 2 giai đoạn 90 triệu USD. Đến nay, chủ đầu tư đã hoàn thành xong việc lập tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 của nhà máy; lập thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường; ký các hợp đồng chế tạo và mua sắm thiết bị phục vụ lắp đặt nhà máy. Tuy nhiên, do chậm tiến độ thực hiện, dự án phải gia hạn nhiều lần ảnh hưởng đến công tác xử lý rác thải trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.

Tương tự, Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Đông Nam (Đông Sơn) do Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ môi trường Ecotech làm chủ đầu tư. Đây là dự án xử lý rác thải trọng điểm của TP Thanh Hóa và các khu vực lân cận; dự án có diện tích trên 15 ha, công suất 350 tấn/ngày đêm. Hiện nay chủ đầu tư đang tập trung triển khai thi công các hạng mục công trình, gồm: khu văn phòng làm việc, lò đốt rác số 1, các hạng mục nhà xưởng, phòng cháy chữa cháy... Dự kiến đến tháng 6-2021, nhiều hạng mục công trình sẽ hoàn thành thi công lắp đặt và đưa vào vận hành.

Việc đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành các dự án sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu xử lý CTR, hạn chế lượng CTR xử lý bằng phương pháp chôn lấp, khắc phục tốt tình trạng ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xử lý CTR sinh hoạt còn nhiều bất cập, các lò đốt và bãi chôn lấp chủ yếu có công suất nhỏ, chưa được đầu tư đầy đủ hệ thống xử lý nước rỉ rác và xử lý khí thải lò đốt. Các dự án bãi chôn lấp rác thải đã bộc lộ những nhược điểm khó khắc phục như: Nhu cầu sử dụng đất của các bãi chôn lấp lớn, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất đai; chưa đầu tư đồng bộ các công trình thu gom, xử lý nước rỉ rác; công tác vận hành các bãi chôn lấp thường không đúng quy trình kỹ thuật. Ngoài ra, một số dự án được đầu tư lâu, công suất thiết kế các hố chôn lấp thấp so với nhu cầu thực tế nên hiện đã quá tải, không còn khả năng chôn lấp hoặc đã xuống cấp dẫn đến bãi chôn lấp thực chất chỉ là nơi chứa rác, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...

Theo số lượng thống kê của ngành tài nguyên và môi trường, hiện trên địa bàn tỉnh có 21 lò đốt rác, trong đó, có 9 lò đốt được đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện và ngân sách xã, với tổng công suất 46,8 tấn/ngày đêm và 12 lò đốt rác được đầu tư từ nguồn vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác, với tổng công suất 173 tấn/ngày đêm. Có 23 khu xử lý CTR sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh được đầu tư từ ngân sách Nhà nước, 1 khu xử lý đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa, trong đó, có 17 khu xử lý đang hoạt động, 3 khu đang trong giai đoạn xây dựng hoặc tạm dừng xây dựng... Về năng lực xử lý của các dự án hiện mới đạt được 907,6 tấn/ngày đêm, trong đó, xử lý bằng công nghệ đốt là 219,8 tấn/ngày, xử lý bằng công nghệ chôn lấp là 687,8 tấn/ngày, còn lại chủ yếu được chôn lấp tại bãi rác của các xã. CTR sinh hoạt ở các địa phương sau khi thu gom chủ yếu được xử lý bằng biện pháp chôn lấp (chiếm tới 89,7%) và đốt (khoảng 10,3%), trên địa bàn tỉnh chưa có công trình xử lý CTR sinh hoạt bằng công nghệ chế biến phân vi sinh.

Nhằm từng bước thực hiện hiệu quả việc xử lý CTR trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 1592/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án xử lý CTR tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 2.691 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn xã hội hóa 2.655 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách). Theo đó, mục tiêu của phương án đề ra trong giai đoạn đến năm 2025, đó là 95% tổng CTR sinh hoạt đô thị, 90% tổng lượng rác thải sinh hoạt nông thôn phát sinh phải được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Tỷ lệ thu gom, xử lý CTR toàn tỉnh đạt 90%; tỷ lệ CTR chôn lấp dưới 30%. 100% tổng lượng CTR công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường; 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện, sản xuất phân bón. Về tầm nhìn đến năm 2050, tất cả các loại CTR phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, hạn chế khối lượng CTR phải chôn lấp đến mức thấp nhất... Để thực hiện được các mục tiêu trên, phương án đã đề ra các giải pháp về công tác thu gom, phân loại và vận chuyển CTR đối với từng loại CTR; phương án xử lý CTR đối với các cơ sở xử lý CTR và khu xử lý CTR; định hướng lựa chọn công nghệ xử lý CTR. Đặc biệt là đề ra lộ trình dừng hoạt động các khu xử lý CTR không đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường hoặc các khu xử lý có công suất nhỏ, giai đoạn 2020-2025, sẽ dừng hoạt động đối với 11 bãi chôn lấp rác thải và 18 khu xử lý bằng lò đốt có công suất nhỏ, tập trung ở một số địa phương như: TP Sầm Sơn, các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Như Xuân, Lang Chánh, Thạch Thành... Lý do dừng hoạt động là đã quá tải nhiều năm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; không phù hợp với quy hoạch; lò đốt công suất nhỏ, gây ô nhiễm môi trường... Thời gian dừng hoạt động, bắt đầu từ tháng 12-2020.

Để khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, thiết nghĩ, các ban, sở, ngành liên quan cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó huy động hiệu quả các đơn vị áp dụng những công nghệ xử lý tiên tiến tham gia đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR quy mô lớn phục vụ chung cho các đô thị. Bên cạnh đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]