(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú. Trong những năm qua, việc khai thác, sử dụng khoáng sản ngày càng đi vào nền nếp, một số loại khoáng sản làm xi măng (đá vôi, đá sét) đã được đầu tư khai thác, chế biến với quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho khoảng 5.000 lao động (4 nhà máy xi măng: Long Sơn, Bỉm Sơn, Công Thanh và Nghi Sơn), góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản

Thanh Hóa là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú. Trong những năm qua, việc khai thác, sử dụng khoáng sản ngày càng đi vào nền nếp, một số loại khoáng sản làm xi măng (đá vôi, đá sét) đã được đầu tư khai thác, chế biến với quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho khoảng 5.000 lao động (4 nhà máy xi măng: Long Sơn, Bỉm Sơn, Công Thanh và Nghi Sơn), góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sảnHoạt động khai thác đất tại huyện Nông Cống.

Các loại khoáng sản khác làm vật liệu xây dựng thông thường cũng đã được đầu tư khai thác, chế biến có hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động, đáp ứng kịp thời nguồn vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công các công trình, dự án quan trọng trên địa bàn. Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản ngày càng phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự, an toàn xã hội. Việc cấp phép hoạt động khoáng sản được thực hiện đảm bảo theo nguyên tắc, quá trình thẩm định hồ sơ, xem xét cấp phép luôn tuân thủ theo quy định của Luật Khoáng sản và các luật khác có liên quan... Từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt trữ lượng 89 mỏ. Đối với mỏ cấp tỉnh, đã cấp 77 giấy phép thăm dò, 158 giấy phép khai thác. Đối với mỏ cấp bộ, đã cấp 2 giấy phép khai thác, 1 giấy phép thăm dò. Thực hiện đóng cửa 67 mỏ; 7 mỏ đang thẩm định hồ sơ đóng cửa, 23 mỏ đang lập hồ sơ đóng cửa. Lập, thẩm định 64 báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; xử lý vi phạm đối với 558 tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản với tổng số tiền 13,8 tỷ đồng...

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện quản lý Nhà nước về cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản vẫn còn nhiều hạn chế như: hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh có nhiều thời điểm diễn ra tương đối “nóng”, phức tạp, khó kiểm soát; các cơ sở chế biến đá xẻ, ốp lát, mỹ nghệ trên địa bàn một số huyện (tại các cụm công nghiệp, làng nghề...) trên địa bàn còn gây ô nhiễm môi trường.

Trước thực trạng trên, mới đây, ngày 12-8-2021, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công văn số 12234/UBND-CN về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quản lý, hoạt động tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Công văn nêu rõ, để đảm bảo đáp ứng đủ nguồn cung cấp vật liệu thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là dự án tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh) và tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc các quy định có liên quan trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về quy hoạch, thăm dò, khai thác và xử lý vi phạm khoáng sản. Trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động khoáng sản và công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường theo quy định; nâng cao chất lượng thẩm định, tham mưu cho UBND tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật; kiên quyết tham mưu cho UBND tỉnh không cấp giấy phép, gia hạn giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật trong thăm dò, khai thác khoáng sản; dừng khai thác, đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường những khu vực khai thác không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống người dân...

Nhằm nâng cao hiệu quả khai thác khoáng sản gắn với công tác bảo vệ môi trường, thời gian tới, các cấp, ngành liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật; rà soát, đề xuất sửa đổi văn bản có liên quan phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, trách nhiệm của đội ngũ công chức cấp huyện, xã trong tham mưu quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản; nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu của chính quyền cơ sở trong quản lý tài nguyên khoáng sản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh kịp thời các vi phạm trong công tác quản lý và hoạt động khoáng sản. Đẩy mạnh công tác thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương, cấp phép hoạt động khoáng sản để lựa chọn các chủ đầu tư có năng lực; áp dụng công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]