(Baothanhhoa.vn) - Triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam, thời gian qua, công tác bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư được các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh quan tâm thực hiện, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

Thực hiện các biện pháp bảo vệ chim di cư

Triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam, thời gian qua, công tác bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư được các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh quan tâm thực hiện, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

Thực hiện các biện pháp bảo vệ chim di cưĐàn cò xã Tiến Nông (Triệu Sơn) được người dân bảo vệ.

Tại những địa bàn trọng điểm trên địa bàn tỉnh, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã phối hợp các địa phương kiện toàn, duy trì hoạt động của 11 tổ công tác liên ngành cấp huyện và 416 tổ liên ngành cấp xã, phường, với 3.920 người tham gia. Các lực lượng thường xuyên kiểm tra, thu gom dụng cụ, lưới bẫy bắt chim; kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi chế biến, kinh doanh, sử dụng trái phép động vật rừng và các loài chim hoang dã. Tổ chức cho các hộ dân sống trong và ven rừng, trong các khu vực chim di cư (cánh đồng lúa, bãi bồi ven biển, rừng ngập mặn ven biển...) ký cam kết bảo vệ, không tham gia bẫy bắt, buôn bán, kinh doanh chim hoang dã, chim di cư. Kiểm soát tình trạng bày bán trái phép tại nhà, vận chuyển để bán dọc các tuyến đường, tuyến phố, tại các khu vực thị tứ, thị trấn. Riêng khu vực 11 huyện miền núi, các lực lượng đã tập trung kiểm soát người ra vào rừng nhằm ngăn chặn các hành vi săn bắn, bẫy bắt chim. Thường xuyên kiểm soát các khu vực được xác định là tụ điểm thu gom, phân phối chim hoang dã, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép các loài chim.

Anh Hắc Tiến Mai, quê huyện Hoằng Hóa, cho biết: Trước đây do nhận thức chưa đầy đủ về bảo tồn các loài chim di cư, nên hàng năm vào tháng 7, 8 âm lịch - thời điểm các loài chim di cư về, tôi thường đặt bẫy bằng keo dính, dùng chim tự nhiên đã được khâu mắt, buộc chân vào những thanh gỗ để dụ những đàn chim bay qua sà xuống sẽ bị dính bẫy. Được địa phương tuyên truyền, vận động, tôi đã giao nộp toàn bộ keo dính và các dụng cụ bẫy bắt chim. Ngoài ra, tôi còn ký cam kết không tham gia bẫy bắt, buôn bán, kinh doanh chim hoang dã, chim di cư.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với các lực lượng chức năng, các xã, phường tổ chức được 8 cuộc tuyên truyền lưu động trên địa bàn toàn tỉnh; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của các huyện, thị xã, thành phố 50 lần, trên hệ thống loa truyền thanh gần 1.000 lần; tổ chức họp dân, tuyên truyền, vận động thực hiện nghiêm túc các quy định có liên quan đến công tác bảo tồn, bảo vệ các loài chim hoang dã, động vật hoang dã nói chung với 38 lần. Tổ chức cho gần 4.350 hộ gia đình ký cam kết không tham gia bẫy bắt, mua bán, vận chuyển chim hoang dã, chim di cư, chim bản địa. Các tổ liên ngành cấp huyện, xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh đã tiến hành 112 cuộc tuần tra, kiểm tra và không phát hiện hành vi giăng lưới, bẫy bắt chim hoang dã, chim di cư, cũng như hành vi vận chuyển, buôn bán chim.

Hiện đã đến mùa chim di cư, nhiều khu vực bãi bồi, đầm nuôi trồng thủy sản, các cánh đồng lúa, rừng ngập mặn ven biển ở một số huyện trọng điểm, như Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, thị xã Nghi Sơn... đã xuất hiện các loài chim hoang dã, chim di cư. Vì vậy, các địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát hành vi giăng lưới, bẫy mồi bắt chim. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Phòng Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, cho biết: Để thực hiện tốt Công văn số 7172/UBND-NN ngày 23-5-2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Lực lượng kiểm lâm tỉnh tích cực phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư theo tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng thời, kiểm tra, rà soát việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở các địa phương; duy trì hoạt động thường xuyên của tổ công tác liên ngành cấp xã, phường; vận động Nhân dân, các chủ trại nuôi, chủ cơ sở kinh doanh, chế biến động vật hoang dã nhận thức đầy đủ về vai trò, giá trị của các loài động vật hoang dã, các loài chim hoang dã để nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn; không tham gia các hoạt động săn bắn, bẫy bắt, nuôi, mua bán, vận chuyển trái phép, chế biến, kinh doanh, sử dụng trái phép động vật hoang dã và sản phẩm của chúng, nhất là các loài chim hoang dã, chim bản địa, chim di cư; tuần tra, bám sát địa bàn, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, không để tái diễn tình trạng giăng lưới, bẫy bắt, vận chuyển, bày bán chim hoang dã nhằm ổn định địa bàn. Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, biên tập nội dung tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông, tăng thời lượng phát sóng trên hệ thống phát thanh, truyền hình cấp huyện.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]