(Baothanhhoa.vn) - Sáng 25-12, tại Khách sạn Đại Việt (TP Thanh Hóa), được sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam – giai đoạn 2 (gọi tắt là dự án FCPF-2), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa tổ chức Hội thảo tham vấn các giải pháp ngoài ngành lâm nghiệp liên quan đến Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đại diện Sở NN&PTNT; các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình REDD+ tỉnh Thanh Hóa; đại diện các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tham vấn các giải pháp liên quan đến Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ

Sáng 25-12, tại Khách sạn Đại Việt (TP Thanh Hóa), được sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam – giai đoạn 2 (gọi tắt là dự án FCPF-2), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa tổ chức Hội thảo tham vấn các giải pháp ngoài ngành lâm nghiệp liên quan đến Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đại diện Sở NN&PTNT; các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình REDD+ tỉnh Thanh Hóa; đại diện các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan.

Tham vấn các giải pháp liên quan đến Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ

Toàn cảnh hội thảo.

Đề án giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2025 là một nội dung quan trọng được ký kết giữa Bộ NN&PTNT với Quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới. Đề án được thực hiện tại 6 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa, với tổng diện tích 5,1 triệu ha.

Tham vấn các giải pháp liên quan đến Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ

Các đại biểu dự hội thảo.

Đề án nhằm đạt được kết quả giảm phát thải 25 triệu tấn khí CO2 (giai đoạn 2018-2025), trong đó có 10,3 triệu tấn CO2 có thể sẽ nhận được khoản lợi ích các-bon từ nguồn chi trả dựa vào kết quả từ Quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới. Với đơn giá khoảng 5 USD/tấn, Đề án sẽ tiếp cận nguồn tài chính khoảng 51,5 triệu USD từ nguồn quỹ này và được chi trả cho các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư khu vực miền núi tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Tham vấn các giải pháp liên quan đến Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ

Đại diện Ban quản lý Dự án FCPF-2 phát biểu ý kiến.

Tại hội thảo đã có nhiều ý kiến tham vấn như: cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân liên quan đến đề án này; có cơ chế chính sách và bố trí nguồn lực phù hợp thực hiện đề án; có kinh phí hỗ trợ cho các tổ đội bảo vệ rừng ở cơ sở; đưa vào trồng những loại cây có chức năng hấp thụ các-bon cao; khuyến khích người dân sử dụng bếp cải tiến nhằm giảm phát thải từ việc sử dụng chất đốt củi; ưu tiên phát triển các chương trình tăng trưởng xanh; có nhiều ứng dụng hỗ trợ nông nghiệp thông minh; đẩy mạnh các mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp nâng cao sinh kế cho người dân và giảm thiểu biến đổi khí hậu…

Tham vấn các giải pháp liên quan đến Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ

Các ý kiến tham vấn tại hội thảo.

Việc tham vấn nhằm tiếp tục cập nhật các giải pháp ngoài ngành lâm nghiệp liên quan đến mất rừng và suy thoái rừng trên địa bàn tỉnh; làm cơ sở đề xuất những giải pháp phù hợp, chuẩn bị cho việc thực hiện Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ.

Ngọc Anh


Ngọc Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]