(Baothanhhoa.vn) - Tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm là giải pháp trọng tâm để TP Thanh Hóa bảo đảm công tác vệ sinh môi trường tại các chợ dân sinh dịp Tết Nguyên đán Quý Mão.

Tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường tại các chợ dân sinh dịp Tết Nguyên đán

Tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm là giải pháp trọng tâm để TP Thanh Hóa bảo đảm công tác vệ sinh môi trường tại các chợ dân sinh dịp Tết Nguyên đán Quý Mão.

Tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường tại các chợ dân sinh dịp Tết Nguyên đánKhu vực bán hải sản tại chợ Điện Biên được bố trí hợp lý, bảo đảm vệ sinh trong những ngày giáp tết.

Theo quan sát, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần (tức ngày 14-1-2023), các chợ trên địa bàn TP Thanh Hóa đã bắt đầu tăng lưu lượng hàng hóa, số lượng người dân tới mua sắm cũng đã tăng lên gấp 2 - 3 lần so với ngày thường. Điều này cũng đồng nghĩa việc áp lực về bảo đảm vệ sinh môi trường tại các chợ cũng tăng lên. Theo đại diện Ban Quản lý Chợ Trường Thi, những ngày cận Tết Quý Mão, khu vực giết mổ gia cầm, thủy hải sản hoạt động hết công suất từ sáng tớm tới buổi tối. Lượng nước thải, rác thải từ khu vực này cũng tăng lên gấp 4 - 5 lần so với ngày thường. Trước tình hình đó, từ cuối tháng 12-2022, UBND phường Trường Thi và các đơn vị chức năng của TP Thanh Hóa phối hợp với ban quản lý chợ, doanh nghiệp chủ quản sớm triển khai thực hiện các phương án bảo đảm vệ sinh môi trường tại chợ. Trong đó, tập trung rà soát lại toàn bộ các hộ chuyên kinh doanh giết mổ gia cầm, thủy hải sản để sắp xếp, bố trí một cách hợp lý; quy định nơi tập kết rác cho từng hộ kinh doanh; khơi thông toàn bộ hệ thống nước thải... tất cả hoạt động phải đúng quy định, bảo đảm vệ sinh, không để gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, tổ chức ký cam kết với các hộ kinh doanh phải tập kết rác thải tại khu vực đã quy định, thường xuyên dọn rửa trong ngày...

Ông Cao Thiện Cường, Chủ tịch UBND phường Trường Thi cho biết: Để bảo đảm công tác vệ sinh môi trường tại chợ Trường Thi, lực lượng chức năng của phường, TP Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan phối hợp tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm không bảo đảm vệ sinh môi trường. Đặc biệt, các trường hợp từ nơi khác tới bán hàng tại chợ phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về rác thải, nước thải, bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị mới được kinh doanh.

Chợ Điện Biên là một trong những chợ có lưu lượng hàng hóa, người dân tới mua, sắm tết đông nhất TP Thanh Hóa. Đặc biệt, đây được xem là đầu mối buôn bán, giết mổ các mặt hàng hải sản, thủy sản, gia cầm các loại. Những ngày cận Tết Nguyên đán, lưu lượng rác thải, nước thải tại chợ tăng rất cao, có thời điểm quá tải. Trước tình hình đó, UBND TP Thanh Hóa đã chỉ đạo UBND phường Điện Biên, ban quản lý chợ tăng số lần vận chuyển rác thải hàng ngày lên 2 - 3 lần, chia đều trong ngày bằng xe rác đẩy tay, xe ô tô chuyên dụng. Đây là giải pháp hợp lý nhằm kịp thời vận chuyển lượng rác thải lớn hàng ngày, tránh để xảy ra tình trạng rác thải bị ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Toàn bộ các hộ kinh doanh giết mổ gia cầm, thủy hải sản, bán rau, củ, quả, các loạt thịt... từ đầu tháng 1-2023 phải cam kết thực hiện quy định về tập kết rác thải, khơi thông nước thải và đổ rác theo đúng các cung giờ trong ngày.

Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên - Môi trường TP Thanh Hóa, do sớm triển khai công tác chuẩn bị, có các phương án tối ưu nhất nên về cơ bản, các chợ dân sinh trên địa bàn TP Thanh Hóa đều thực hiện và bảo đảm tốt công tác vệ sinh môi trường. Với các chợ lớn, như: Đầu mối, Điện Biên, Lam Sơn, Tây Thành, Nam Thành..., lực lượng chức năng đã thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định của pháp luật. TP Thanh Hóa đã và đang thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm dẹp bỏ các chợ cóc, chợ tạm, các điểm bán hàng tự phát gây mất vệ sinh môi trường, mất mỹ quan đô thị. UBND TP Thanh Hóa cũng giao chủ tịch UBND các phường, xã trên địa bàn phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng không bảo đảm vệ sinh môi trường tại các chợ, cũng như để tồn tại các điểm chợ cóc, chợ tạm, bán hàng tự phát. Song song với đó, việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc hơn.

Bài và ảnh: Mạnh Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]