Xác định môi trường là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng ủy, UBND, MTTQ và các tổ chức đoàn thể phường Hải Thanh (thị xã Nghi Sơn) tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về mục tiêu của tiêu chí, từ đó có hành động cụ thể trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phường Hải Thanh với công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Xác định môi trường là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng ủy, UBND, MTTQ và các tổ chức đoàn thể phường Hải Thanh (thị xã Nghi Sơn) tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về mục tiêu của tiêu chí, từ đó có hành động cụ thể trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT).

Phường Hải Thanh với công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mớiPhường Hải Thanh vẫn còn tình trạng người dân nuôi tôm tự phát, đục tường chắn bê tông, cốt thép để lắp đặt ống nhựa kéo thẳng ra vùng có nước biển.

Để triển khai thực hiện hiệu quả tiêu chí số 17, ban chỉ đạo xây dựng NTM phường Hải Thanh đã phân công cụ thể trách nhiệm cho các hội, đoàn thể. Trong đó, hội LHPN phường đẩy mạnh thực hiện phong trào “5 không, 3 sạch”; hội nông dân thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng mô hình tổ hợp tác, HTX; đoàn thanh niên hỗ trợ thanh niên phát triển doanh nghiệp, mô hình kinh tế trong đoàn viên, thanh niên; hội cựu chiến binh vận động xóa nhà tạm bợ, xây dựng nhà vệ sinh tự hoại...

Cùng với đó, hàng năm, ban chỉ đạo xây dựng NTM phường Hải Thanh phối hợp với các cơ quan chuyên môn thường xuyên tổ chức kiểm tra điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn; thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản, thuốc bảo vệ thực vật; thường xuyên tuyên truyền Luật BVMT và phát tài liệu, sổ tay hướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông thôn cho cán bộ thôn, xóm. Do thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đến nay, 100% hộ dân đã được sử dụng nước sạch từ hai đơn vị cung cấp đó là Công ty CP Thương mại, vận tải và chế biến hải sản Long Hải và Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa; trên 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về BVMT. Nghĩa trang Nhân dân tại khu vực núi Thổi được xây dựng và đã hoàn thành vào cuối năm 2016 từ nguồn vốn ngân sách địa phương và Nhân dân đóng góp (trên 5,1 tỷ đồng), có khu mai táng, cải táng, xử lý vệ sinh theo quy định. Chất thải rắn sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn, nước thải khu dân cư tập trung và các cơ sở sản xuất, kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định về BVMT. Ngoài ra, Hải Thanh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt 3 khu làng nghề tiểu thủ công nghiệp đó là: khu tiểu thủ công nghiệp cầu Đò Bè, bắc Cảng Cá, khu Đồng Dù. Hiện nay, khu làng nghề tiểu thủ công nghiệp bắc Cảng Cá đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ nguồn vốn của tỉnh, trị giá hơn 1,2 tỷ đồng. Khu tiểu thủ công nghiệp cầu Đò Bè chưa có hệ thống xử lý, tuy nhiên các công ty, nhà máy sản xuất lớn hàng năm đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; còn lại các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ đã được UBND phường đầu tư xây dựng cảnh quan, môi trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tại phường Hải Thanh vẫn còn tình trạng người dân nuôi tôm tự phát, đục tường chắn bê tông, cốt thép để lắp đặt hàng loạt đường ống nhựa chạy dài trên mặt đê rồi kéo thẳng ra vùng nước biển. Việc lắp đặt này chủ yếu phục vụ cho hoạt động lấy nước biển và xả nước thải từ các đầm tôm ra biển. Theo quan sát, nguồn nước mặn buộc phải lấy từ biển vào và đều thải ra biển qua hệ thống đường ống ngầm tự làm. Để dẫn được nước mặn từ biển vào, người nuôi tôm phải đầu tư hàng chục triệu đồng mua ống nhựa cỡ lớn, lắp đặt hệ thống bơm, hút qua chân tường chắn sóng của đê. Có hộ thì đục xuyên tường, hộ không đục thì dẫn ống vòng qua thân đê... Nghiêm trọng hơn, việc người dân xả thẳng nước thải từ những ao nuôi tôm ra biển khiến vùng biển khu vực này có nguy cơ ô nhiễm.

Ông Đỗ Xuân Chung, Chủ tịch UBND phường Hải Thanh, cho biết: Do đặc thù đất chật, người đông nên địa phương cũng không thể quy hoạch riêng một khu nuôi tôm tập trung. Vì vậy, rất khó xử lý những hành vi vi phạm, bởi nếu thực hiện cưỡng chế, cắt ống dẫn nước mặn vào đồng thì tôm sẽ chết hàng loạt, ảnh hưởng đến thu nhập người dân. Trong khi đó, nhờ nuôi tôm mà cuộc sống của người dân đã khá lên trông thấy. Ông Chung cũng khẳng định: Để xây dựng môi trường nông thôn mới sáng – xanh - sạch đẹp, thời gian tới, phường Hải Thanh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ, cải thiện cảnh quan, môi trường nơi sinh sống và sản xuất. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xây dựng và nhân rộng các mô hình BVMT trong khu dân cư; ứng dụng khoa học, công nghệ trong phân loại, thu gom, xử lý rác thải, nước thải từ hộ gia đình. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với các hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và chế biến thủy, hải sản nhằm đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BVMT; vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định pháp luật về BVMT, khuyến khích Nhân dân đầu tư chỉnh trang các khu dân cư tạo môi trường sống nông thôn khang trang, sạch, đẹp.

Bài và ảnh: Trường Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]