(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, cùng với thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các cấp hội LHPN trong tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Ngoài việc trồng, chăm sóc hàng rào xanh, làm đẹp đường làng, ngõ xóm thì nay, việc phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt đầu nguồn cũng được các cấp hội chú trọng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư.

Nhân rộng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải đầu nguồn

Thời gian qua, cùng với thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các cấp hội LHPN trong tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Ngoài việc trồng, chăm sóc hàng rào xanh, làm đẹp đường làng, ngõ xóm thì nay, việc phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt đầu nguồn cũng được các cấp hội chú trọng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư.

Nhân rộng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải đầu nguồn

Hội LHPN huyện Đông Sơn tổ chức cho cán bộ hội cơ sở tham quan thực tế mô hình phân loại, xử lý rác thải đầu nguồn tại hộ gia đình thuộc xã Đông Văn.

Năm 2019, được sự quan tâm của hội cấp trên, Hội LHPN huyện Đông Sơn đã làm điểm mô hình “Hố ủ rác thành phân hữu cơ” tại thị trấn Rừng Thông, giúp người dân có thói quen phân loại rác thải ngay tại gia đình trước khi mang tập kết. Quy trình ủ khá đơn giản, mỗi hộ gia đình chỉ cần để một khoảnh đất trống, hố được xây bằng gạch hoặc dùng thùng nhựa, tôn có nắp đậy với diện tích tùy theo số lượng rác sinh hoạt của gia đình. Rác thải hữu cơ được phân loại như: lá cây, thức ăn thừa, rau cỏ, trái cây hư... cho vào ủ và trộn với chế phẩm vi sinh Emuniv (bán phổ biến) pha sẵn theo tỷ lệ 2 thìa vi sinh, 10 thìa đường, 1 lít nước sạch. Sau khoảng 3 - 4 ngày, đảo trộn và kiểm tra độ ẩm, nếu bóp thấy rác dính chặt, không có nhiều nước rỉ ra thì độ ẩm đạt yêu cầu. Sau 30 - 40 ngày, lượng rác thải đã được ủ thành phân hữu cơ tơi xốp, màu đen, không mùi, có thể sử dụng bón cho các loại cây trồng. Cách làm này tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường.

Chị Lê Thị Vui, Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Sơn, cho biết: Sau thời gian ngắn, mô hình được hội tổng kết và nhân rộng ra các xã. Năm 2021, Hội LHPN huyện Đông Sơn đã xây dựng Đề án “Phân loại và xử lý rác thải làm phân bón vi sinh, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” và triển khai thực hiện tại 14/14 xã, thị trấn; tặng một số tài liệu tuyên truyền, thùng phân loại rác thải, giúp các hộ duy trì và thực hiện hiệu quả mô hình. Đến nay, mô hình đang được các hộ triển khai thực hiện tại 42 thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Tại huyện Như Xuân, đã có nhiều hội viên phụ nữ các xã, thị trấn trên địa bàn có ý thức tốt trong việc phân loại, thu gom những loại rác thải tái chế trong sinh hoạt gia đình. Những ống chai nhựa, vỏ lon... được chị em rửa sạch cắt, gắn, trang trí thành những hộp bút xinh xắn dành tặng các cháu học sinh; số còn lại không tái chế được, chị em gom lại và tập kết tại một điểm do chi hội chọn để bán gây quỹ giúp hội viên, phụ nữ, trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Việc triển khai mô hình phân loại, xử lý rác thải đầu nguồn được thực hiện ở các cấp hội bằng nhiều hình thức, cách làm khác nhau, nhưng đều có chung mục đích là bảo vệ môi trường và lan tỏa nhiều hoạt động ý nghĩa nhân văn vì hội viên, phụ nữ, trẻ em nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Lúc mới triển khai, hầu hết các đơn vị đều gặp khó do thói quen không phân loại rác, vứt rác bừa bãi. Nhưng hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp với phòng tài nguyên và môi trường thực hiện và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ và người dân về lợi ích của việc phân loại rác thải đầu nguồn, đào hố rác hoặc sử dụng thùng rác bằng nhựa, tôn... làm phân bón vi sinh từ rác hữu cơ. Tùy điều kiện, từng đơn vị sẽ hỗ trợ hộ tham gia một phần kinh phí mua vật liệu xây dựng hố rác, tập huấn, tặng thùng phân loại rác thải... Riêng những loại rác khó phân hủy như chai nhựa, lon bia, lon nước ngọt... chị em gom lại bán gây quỹ thực hiện chương trình “Từ thu góm phế liệu đến triệu phần quà”, “Biến rác thải thành tiền”... hỗ trợ hội viên, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Với cách làm đơn giản nhưng hiệu quả thiết thực, mô hình phân loại, xử lý rác thải đầu nguồn đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của hội viên, thu hút ngày càng nhiều hộ tham gia. Tiêu biểu là các cấp hội LHPN TP Thanh Hóa, các huyện Triệu Sơn, Như Xuân, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quan Hóa, Lang Chánh, Vĩnh Lộc, thị xã Nghi Sơn...

Mô hình được lồng ghép với thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, xây dựng mô hình “Nhà sạch - vườn mẫu”, “Nhà sạch - vườn đẹp”. Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh, qua phân loại rác thải đầu nguồn, các cấp hội trong tỉnh đã huy động xã hội hóa nguồn rác thải tái chế thực hiện chương trình “Từ thu gom phế liệu đến triệu phần quà” và đã trao 22.200 suất quà trị giá hơn 6 tỷ đồng cho phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Có thể nói, các mô hình thu gom, xử lý, phân loại rác thải đầu nguồn đã mang lại hiệu quả thiết thực, không những khắc phục khó khăn trong công tác thu gom, xử lý rác thải ở các phố, thôn, bản mà còn giúp người dân nâng cao ý thức tự phân loại rác thải tại gia đình; tích cực cùng với chính quyền địa phương thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Bài và ảnh: Lê Hà


Bài và ảnh: Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]