Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với hơn 13.200 loài thực vật trên cạn, khoảng 10.000 loài động vật và hơn 3.000 loài thủy sinh. Tuy vậy, hiện nay công tác bảo tồn đang trở thành vấn đề cấp bách do nhiều loài đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn săn bắt, buôn bán trái phép.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nền đa dạng sinh học đang bị đe dọa bởi nạn buôn bán trái phép

Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với hơn 13.200 loài thực vật trên cạn, khoảng 10.000 loài động vật và hơn 3.000 loài thủy sinh. Tuy vậy, hiện nay công tác bảo tồn đang trở thành vấn đề cấp bách do nhiều loài đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn săn bắt, buôn bán trái phép.

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), ở Việt Nam, số loài bị đe dọa toàn cầu không chỉ tăng về số lượng, mà còn tăng về mức độ đe dọa. Quần thể của hầu hết các loài bị đe dọa toàn cầu tại Việt Nam đều bị đánh giá là đang có chiều hướng suy giảm về số lượng. Nhiều loài được đánh giá bị đe dọa không cao trên quy mô toàn cầu nhưng lại bị đe dọa ở mức rất cao ở Việt Nam. Ví dụ như hạc cổ trắng không có tên trong danh sách đỏ của IUCN, nhưng lại là loài sắp nguy cấp ở Việt Nam do mất sinh cảnh và thức ăn bị ô nhiễm. Đáng lưu ý, cũng theo IUCN, trong khi một số loài động vật đã bị coi là tuyệt chủng ngoài tự nhiên của Việt Nam nhưng chúng vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia lân cận. Điều này thể hiện rõ những biến động lớn về đa dạng sinh học của Việt Nam so với những vùng lãnh thổ khác. Nhiều chuyên gia nhận định, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc suy giảm nền đa dạng sinh học của Việt Nam chính là tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã không ngừng gia tăng. Theo nghiên cứu của Trung tấm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp hoạt động trên toàn cầu. Nhiều công dân Việt Nam đã bị bắt giữ trong và ngoài nước vì có liên quan đến loại hình tội phạm rất nghiêm trọng này. Gần đây nhất, hồi tháng Ba, đối tượng Nguyễn Mậu Chiến được coi là cầm đầu một trong những đường dây buôn bán động vật hoang dã lớn từ châu Phi về Việt Nam, đã bị kết án 13 tháng tù vì hành vi “tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.” Cũng theo ENV, ban đầu, hoạt động buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu thụ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã không chỉ là một mắt xích trong mạng lưới trung chuyển, mà còn trở thành một quốc gia tiêu thụ động vật hoang dã. Điều đáng buồn là, nhiều loài động vật hoang dã đã bị săn bắt ráo riết khi nhiều người mù quáng tin rằng chúng có các công dụng như bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, chữa các bệnh nan y dù trên thực tế không hề có bất kì bằng chứng khoa học nào chứng minh. Ghi nhận của ENV cũng cho thấy, những năm qua, nhiều cảng biển lớn ở Việt Nam đã “vô tình” trở thành nơi tiếp nhận những chuyến hàng vận chuyển các sản phẩm, bộ phận từ động vật hoang dã có giá trị lớn như ngà voi, trước khi chúng bị buôn lậu qua biên giới sang Trung Quốc. Chỉ trong tháng Tư, các cán bộ hải quan đã tịch thu gần 6 tấn vảy tê tê vận chuyển vào Việt Nam từ châu Phi. Trong năm 2017, ENV cũng đã ghi nhận 185 trường hợp vi phạm với tang vật bị tịch thu gồm 8 tấn ngà voi cùng 143 kg sừng tê giác. Mặc dù, Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, hứa hẹn là một công cụ hiệu quả góp phần răn đe, trấn áp tội phạm nói chung và tội phạm về động vật hoang dã nói riêng. Bên cạnh đó, cộng đồng cũng ngày càng đóng vai trò tích cực trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm về động vật hoang dã. Tuy nhiên, hiện nay, nền đa dạng sinh học vẫn đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa từ chính con người. Chính vì vậy, Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học năm nay được xem là một dịp nhắc nhở các cán bộ môi trường, các cơ quan chức năng cũng như cả cộng đồng trong việc thể hiện cam kết và hành động nhằm bảo vệ các loài động vật hoang dã, góp phần phát triển đa dạng sinh học bền vững ở Việt Nam./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]