(Baothanhhoa.vn) - Nhận thấy nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, túi ni lông sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày tăng cao, đầu năm 2020, Hội Phụ nữ phường An Hưng (TP Thanh Hóa) đã kêu gọi, vận động hội viên thực hiện xã hội hóa mua thùng đựng rác có nắp đậy và được chị em hội viên phụ nữ tích cực tham gia hưởng ứng. Ngay sau khi phát động, đợt 1 đã có 500 gia đình hội viên ở 12 chi hội đăng ký mua. Mỗi thùng rác có giá 130 nghìn đồng, trong đó hội LHPN phường hỗ trợ 30 nghìn đồng, còn lại gia đình hội viên đóng góp.  Hội phấn đấu trong năm 2020, sẽ cấp phát trên 1.000 thùng rác có nắp đậy, hợp vệ sinh giúp các hộ phân loại rác thải, giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lan tỏa nhiều mô hình, cách làm hay bảo vệ môi trường

Nhận thấy nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, túi ni lông sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày tăng cao, đầu năm 2020, Hội Phụ nữ phường An Hưng (TP Thanh Hóa) đã kêu gọi, vận động hội viên thực hiện xã hội hóa mua thùng đựng rác có nắp đậy và được chị em hội viên phụ nữ tích cực tham gia hưởng ứng. Ngay sau khi phát động, đợt 1 đã có 500 gia đình hội viên ở 12 chi hội đăng ký mua. Mỗi thùng rác có giá 130 nghìn đồng, trong đó hội LHPN phường hỗ trợ 30 nghìn đồng, còn lại gia đình hội viên đóng góp. Hội phấn đấu trong năm 2020, sẽ cấp phát trên 1.000 thùng rác có nắp đậy, hợp vệ sinh giúp các hộ phân loại rác thải, giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp.

Lan tỏa nhiều mô hình, cách làm hay bảo vệ môi trường

Mô hình sử dụng thùng đựng rác có nắp đậy của hội viên phụ nữ phường An Hưng (TP Thanh Hóa).

Đổi rác thải tái chế lấy quà là một trong những việc làm sáng tạo, thiết thực về công tác bảo vệ môi trường (BVMT) được Hội LHPN xã Thành Thọ (Thạch Thành) thực hiện cuối tháng 5. Ngay ngày đầu đã thu hút trên 1.000 hội viên phụ nữ và Nhân dân tham gia. Cứ 5 kg phế liệu vỏ chai, đồ nhựa, lon bia, sắt vụn, giấy, bao bì... đã qua sử dụng được đổi lấy một phần quà là chai nước rửa bát hoặc chai dầu ăn, gói mì chính... tổng thu được trên 5.000 kg rác thải tái chế, bán được trên 14 triệu đồng. Số tiền này được Hội LHPN xã Thành Thọ ủng hộ phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Đây là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao ý thức BVMT cho hội viên phụ nữ và cộng đồng, hướng tới giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, tạo thói quen phân loại rác thải tại nguồn. Việc làm thiết thực, ý nghĩa này sẽ được Hội LHPN huyện chỉ đạo mở rộng tại các xã khác trong thời gian tới.

Đây là hai trong số nhiều mô hình hoạt động BVMT được các cấp hội LHPN trong tỉnh thành lập và nhân rộng hoạt động rất thiết thực, hiệu quả. Từ nhận thức môi trường có vai trò đặc biệt đối với đời sống sức khỏe của người dân, nhiều năm qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho phụ nữ nói riêng và cộng đồng nói chung về công tác BVMT. Cùng với đó, đẩy mạnh, nhân rộng các mô hình, như: “5 không, 3 sạch”, “Tổ phụ nữ thu gom rác thải tăng thu nhập”, “Hố rác gia đình”, “Tổ phụ nữ trồng rau an toàn”, “Tổ phụ nữ kinh doanh thực phẩm an toàn”, “Đường phố, khu phố xanh - sạch - đẹp”, “Ngày thứ bảy xuống đường dọn vệ sinh”, “Nhà sạch vườn mẫu”, “Nhà sạch vườn đẹp” “HTX dịch vụ vệ sinh môi trường”... Các mô hình đã được duy trì ở nhiều chi tổ phụ nữ không chỉ góp phần BVMT sống mà còn mang lại thu nhập cho phụ nữ nghèo cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh tranh thủ nguồn vận động, tổ chức lồng ghép với các hoạt động BVMT, như triển khai thực hiện các dự án, chương trình hoạt động về môi trường của các tổ chức quốc tế, trong đó có Dự án Choba được triển khai thực hiện qua 3 giai đoạn, hỗ trợ xây gần 26.000 nhà tiêu hợp vệ sinh cho hội viên, phụ nữ; quỹ tín dụng vệ sinh quay vòng... góp phần cải thiện môi trường sống, giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, môi trường, hình thành hành vi ứng xử thân thiện với môi trường.

Ở các cơ sở hội, tổ chức hội có nhiều hoạt động thiết thực BVMT, như: vận động hội viên nạo vét, khơi thông cống rãnh, tổng vệ sinh, dọn đường liên thôn; san lấp hố, ổ gà để tạo nên các đoạn đường “xanh, sạch, đẹp” do phụ nữ tự quản, khai thông mương dẫn nước về đồng ruộng, thu gom rác thải tại thôn, khu phố, xử lý rác thải đúng giờ quy định, trồng hoa, hàng rào xanh... Các đơn vị hội vùng biển tổ chức ra quân thu gom rác thải trên bờ biển, làm sạch cảnh quan trên biển; khu vực miền núi, nông thôn hướng dẫn các hộ sinh hoạt có nền nếp, sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, làm chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, không xả thải ra môi trường, hỗ trợ hội viên xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh... Nhờ đó mà môi trường sống các vùng nông thôn đã được cải thiện rõ rệt.

Phát huy vai trò của phụ nữ trong công tác BVMT ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2020 “Đa dạng sinh học”, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ xây dựng mô hình HTX, tổ hợp tác dịch vụ thu gom rác thải; hỗ trợ xi măng xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch, lò đốt rác tại hộ gia đình, cùng với đó chỉ đạo tổ chức hội các cấp thể hiện vai trò nòng cốt tham mưu với cấp ủy địa phương, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong triển khai các hoạt động BVMT tại địa bàn dân cư, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Xây dựng mô hình điểm để nhân rộng

Lan tỏa nhiều mô hình, cách làm hay bảo vệ môi trường

Quan tâm công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch biển bền vững, ngoài chú trọng tuyên truyền, vận động, Hội LHPN huyện Hoằng Hóa đã chú trọng xây dựng mô hình điểm để rút kinh nghiệm triển khai nhân rộng. Huyện hội triển khai thực hiện mô hình điểm thu gom phân loại rác thải tại gia đình ở 3 xã Hoằng Giang, Hoằng Thắng, Hoằng Trinh và thị trấn Bút Sơn. Hội viên được hỗ trợ mua 3 thùng rác đặt tại gia đình để phân loại rác thải hữu cơ, phế liệu và thức ăn cho động vật. Đến nay, mô hình đã nhân rộng ra địa bàn toàn huyện. Tiếp tục thực hiện “3 sạch” do Trung ương Hội phát động (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) nhưng Hội LHPN huyện đã quy lại thành “1 sạch” và triển khai thêm “2 sạch” cho phù hợp với địa phương là: sạch vườn; sạch đồng ruộng; sạch đường làng, ngõ xóm, công sở, nhà văn hóa. Mỗi tiêu chí sạch, Hội LHPN huyện đều có mô hình điểm, chẳng hạn: sạch vườn (xây dựng vườn mẫu); sạch đồng ruộng (hố đựng rác thải); sạch đường làng, ngõ xóm, công sở, nhà văn hóa (đường hoa, cây xanh). Cùng với đó, nhân rộng các mô hình hoạt động, như: câu lạc bộ bảo vệ môi trường, đoạn đường phụ nữ tự quản; hạn chế sử dụng túi nilon... thường xuyên tổ chức ra quân dọn vệ sinh môi trường vùng biển... Những cách làm trên đã từng bước nâng cao ý thức, nhận thức hành động của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường.

Trịnh Thị Quế

Chủ tịch Hội LHPN huyện Hoằng Hóa

Có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể

Lan tỏa nhiều mô hình, cách làm hay bảo vệ môi trường

Trước đây, vệ sinh môi trường trong hộ gia đình, khu vực công cộng trên địa bàn xã có thời điểm không sạch sẽ, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan. Nhiều năm nay, do chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, cán bộ, hội viên, phụ nữ đã trở thành lực lượng nòng cốt chung tay bảo vệ môi trường. Hội đã vận động hội viên trồng đường hoa; phân loại rác thải ngay đầu nguồn gia đình; duy trì dọn, thu gom rác thải ở các khu dân cư 2 ngày/tuần. Trong sinh hoạt, các chi hội đều đưa nội dung công tác bảo đảm vệ sinh môi trường vào để tuyên truyền có trọng tâm, nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức cho hội viên; hội viên ký cam kết thực hiện tốt vệ sinh môi trường và giám sát nhau thực hiện. Đến nay, xã có 6.000m đường hoa. Các hộ chăn nuôi quy mô lớn đã ra nơi sản xuất tập trung của xã và có hầm biogas xử lý chất thải. Người dân các thôn không còn ý kiến về tình trạng ô nhiễm môi trường. Những chuyển biến trên đã góp phần đưa xã về đích nông thôn mới năm 2017.

Hoàng Thị Mơ

Chủ tịch Hội LHPN xã Xuân Thọ, huyện Triệu Sơn

Đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động

Lan tỏa nhiều mô hình, cách làm hay bảo vệ môi trường

Để tập hợp, thu hút hội viên tham gia các phong trào, hoạt động, cần phải đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động. Ví như khi tuyên truyền nội dung thực hiện công tác vệ sinh môi trường, tôi đã lồng ghép nội dung vào sinh hoạt, có tài liệu, hình ảnh, câu chuyện minh họa để hội viên hiểu tác động xấu của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình và cộng đồng, cùng với đó đăng ký với chi ủy thực hiện tốt phong trào, cuộc vận động bằng phần việc cụ thể (trồng hoa, dọn vệ sinh hàng tuần, cam kết phát triển sản xuất an toàn...) để hội viên chung sức thực hiện. Chi hội phụ nữ Yên Hoành đã chủ động nhận và được chọn thực hiện điểm nhiều mô hình, như: xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch; chi hội phụ nữ vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; hạn chế sử dụng túi nilon... Với cách làm trên, chi hội phụ nữ Yên Hoành đã được tổ chức hội cấp trên, cấp ủy, chính quyền các cấp ghi nhận đánh giá cao, góp phần đưa xã Định Tân là xã duy nhất của huyện và là 1 trong 5 xã của tỉnh đạt xã nông thôn mới nâng cao; là đơn vị điểm của tỉnh, của huyện trong xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Phạm Thị Ngôn

Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ

thôn Yên Hoành, xã Định Tân, huyện Yên Định

Mỗi hội viên phải làm tốt ngay từ trong gia đình

Lan tỏa nhiều mô hình, cách làm hay bảo vệ môi trường

Muốn chi hội làm tốt công tác môi trường thì mỗi hội viên phải làm tốt ngay từ trong gia đình mình. Là hội viên chi hội thôn 3, tôi ý thức được điều đó và tự bản thân mình cùng gia đình thực hiện trước. Do ở vùng miền núi còn nhiều khó khăn, gia đình tôi đào hố chôn, đốt rác thải hoặc phân loại rác bỏ túi mang đến nơi tiêu hủy, không tự vứt ra đường, dịch chuyển chuồng trại ra xa nhà ở, trồng cây xanh... luôn giữ vệ sinh sạch nhà ra tận ngõ. Thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, tôi tích cực tham gia cùng với đông đảo chị em hội viên chi hội 2 lần/tháng dọn vệ sinh tại các địa điểm công cộng nhà văn hóa thôn, trường học, đường làng ngõ xóm; tham gia tổ đoàn kết cùng nhau bảo vệ đường. Hiện thôn 3 đang chuẩn bị đón thôn đạt chuẩn nông thôn mới nên các tuyến đường hoa, cây xanh, vệ sinh môi trường nhà ở, chuồng trại trong thôn luôn sạch sẽ... Gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác thực sự phấn khởi bởi những việc làm tích cực vì một môi trường xanh - sạch - đẹp.

Hà Thị Diễn

Hội viên Chi hội phụ nữ thôn 3, xã Ban Công, huyện Bá Thước

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]