(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại các đô thị trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng thoát nước đồng bộ và đáp ứng yêu cầu trong việc bảo đảm vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay đó là, hệ thống tiêu thoát nước tại các đô thị được đầu tư xây dựng qua nhiều thời kỳ, thiếu đồng bộ, chưa bảo đảm thoát nước hiệu quả, thậm chí một số khu vực nước ngập kéo dài trong những ngày mưa lũ.

Khó khăn trong việc tiêu thoát nước tại các đô thị

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại các đô thị trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng thoát nước đồng bộ và đáp ứng yêu cầu trong việc bảo đảm vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay đó là, hệ thống tiêu thoát nước tại các đô thị được đầu tư xây dựng qua nhiều thời kỳ, thiếu đồng bộ, chưa bảo đảm thoát nước hiệu quả, thậm chí một số khu vực nước ngập kéo dài trong những ngày mưa lũ.

Khó khăn trong việc tiêu thoát nước tại các đô thịSông Cầu Cốc có chức năng tiêu thoát nước ở TP Thanh Hóa.

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, tại TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn, là các đô thị lớn của tỉnh, dân số đông, cùng với khả năng thu hút đầu tư phát triển, việc đầu tư xây dựng các công trình thoát nước được chính quyền địa phương quan tâm. Do đó, về cơ bản khu vực nội thành, nội thị, các khu đô thị, khu dân cư mới đã được xây dựng các hệ thống thoát nước (chủ yếu là đầu tư xây dựng các tuyến cống, mương thoát nước chung) và đều đã có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Tại các thị trấn (đô thị loại V), đa số các công trình thoát nước mới được đầu tư xây dựng mương có nắp đan hai bên trục đường chính đi qua trung tâm đô thị, các khu dân cư mới và các cụm công nghiệp. Còn lại, ngoài khu vực trung tâm đô thị, nước mưa, nước thải sinh hoạt vẫn chảy tự nhiên theo địa hình, hoặc chảy theo mương thu tạm và thoát ra các kênh, mương tiêu, thoát nội đồng hoặc khe, rạch, sông, suối của khu vực... Đến tháng 6-2021, đa số các đô thị hệ thống thu gom nước thải, nước mưa được đầu tư cùng dự án hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu dân cư và các dự án đơn lẻ, như: Tại TP Thanh Hóa, công trình thoát nước, công suất thiết kế 15.000m3/ngày đêm được đầu tư xây dựng và hoàn thành năm 2015 (thuộc dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội TP Thanh Hóa); tại TP Sầm Sơn, dự án có công suất thiết kế 3.500m3/ngày đêm, nguồn vốn ngân sách Nhà nước; tại thị xã Bỉm Sơn, dự án có công suất thiết kế 7.000m3/ngày đêm, nguồn vốn ngân sách Nhà nước; tại Khu Công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa, dự án có công suất thết kế 3.500m3/ngày đêm bằng vốn khác; tại Khu Công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga, TP Thanh Hóa, dự án có công suất thiết kế 1.500m3/ngày đêm, bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom nước thải về khu xử lý, nhất là trên địa bàn TP Thanh Hóa, cũng như việc đầu tư ở các khu vực đô thị hiện hữu gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn lớn và đòi hỏi đầu tư đồng bộ cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Đối với các khu vực đô thị hiện hữu khó huy động nguồn vốn đầu tư bằng hình thức xã hội hóa. Đối với các khu đô thị, khu dân cư được đầu tư xây dựng mới, thuận lợi hơn về việc huy động nguồn vốn khác; tuy nhiên, để kết nối đồng bộ toàn khu vực đô thị mới với khu hiện hữu ở các đô thị là chưa đủ nguồn lực thực hiện. Điều cần quan tâm nữa là, trong những năm qua, vào mùa mưa bão, ở nhiều đô thị trên địa bàn tỉnh do hệ thống tiêu thoát nước chưa được đầu tư hoặc đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ..., nên thường xảy ra ngập lụt kéo dài, gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông, thiệt hại về kinh tế cho người dân. Ví như trận mưa trong vài giờ trưa ngày 5-5-2021, khiến nhiều đoạn đường tại TP Thanh Hóa ngập chìm trong nước, nhiều phương tiện tham gia giao thông chết máy, gây ách tắc cục bộ; như: Đường Nguyễn Trãi, Đại lộ Lê Lợi, Trần Phú... Do ảnh hưởng đợt áp thấp nhiệt đới, cơn mưa lớn kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ vào trưa 7-7-2021 khiến nhiều đoạn đường tại TP Thanh Hóa ngập nặng, giao thông đi lại khó khăn, như: Đại lộ Lê Lợi, Trần Phú, Bà Triệu, Trường Thi, Nguyễn Trãi... Điều đáng nói là, cả hai trận mưa đầu mùa này tuy thời gian không dài, nhưng đã gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông, nhiều người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy phải dắt xe để bảo đảm an toàn; nhiều xe ô tô cá nhân ngập trong nước, dẫn đến chết máy và thiệt hại lớn về kinh tế.

Thời gian tới, việc đầu tư xây dựng phát triển các công trình tiêu thoát nước đô thị thực hiện trên cơ sở quy hoạch đô thị được phê duyệt; định hướng đầu tư các hệ thống thu gom chính của các thành phố, thị xã, thị trấn để bảo đảm kết nối đồng bộ toàn khu vực. Trong đó, ưu tiên, quan tâm đến đầu tư hệ thống thu gom nước thải và nước mưa (các tuyến chính) khu vực TP Thanh Hóa để bảo đảm đồng bộ hệ thống thu gom giữa khu vực đô thị hiện hữu và khu vực đô thị mới phát triển. Xây dựng chương trình, đề án cải tạo, chỉnh trang đô thị, trong đó có nội dung xây dựng hệ thống tiêu thoát nước. Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung đầu tư hệ thống thu gom, nhà máy, trạm xử lý nước thải cho các đô thị từ loại IV trở lên; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư các công trình xử lý nước thải đô thị và các khu công nghiệp. Đầu tư xây dựng các nhà máy, trạm xử lý nước thải cho các khu công nghiệp, bảo đảm nước thải công nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định trước khi xả ra môi trường. Khu vực đô thị đã có mạng lưới thoát nước chung, cần đầu tư xây dựng giếng tách nước thải, mạng lưới cống bao để đưa nước thải về nhà máy xử lý. Khu vực đô thị mới và các khu, cụm công nghiệp trong đô thị, xây dựng mạng lưới thoát nước thải riêng, nước thải được thu gom đưa về nhà máy xử lý.

Sở Xây dựng kiến nghị UBND tỉnh giao cơ quan chuyên môn, các địa phương thu hút đầu tư hệ thống tiêu thoát nước chung trên địa bàn đô thị để bảo đảm tính đồng bộ. Đi đôi với đó, các địa phương xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện chỉnh trang đô thị. Sở Xây dựng đề nghị các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá các công trình tiêu thoát nước đô thị và có biện pháp xử lý nghiêm, kịp thời đối với những hành vi của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế kêu gọi đầu tư các dự án tiêu thoát nước; tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị quản lý chủ động phối hợp với cơ quan Nhà nước lập kế hoạch thực hiện đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp công trình tiêu thoát nước. Đánh giá những tác động đến nguồn nước, đề xuất biện pháp quản lý các nguồn gây ô nhiễm. Áp dụng công nghệ mới trong việc vận hành, theo dõi hệ thống tiêu thoát nước nhằm phát hiện, khắc phục kịp thời các sự cố rủi ro, bảo trì, bảo dưỡng công trình; đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]