(Baothanhhoa.vn) - Cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên cả nước, các đô thị trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục gia tăng cả về số lượng và quy mô. Bên cạnh những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được, áp lực từ các hoạt động kinh tế đã và đang gia tăng ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường đô thị

Cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên cả nước, các đô thị trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục gia tăng cả về số lượng và quy mô. Bên cạnh những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được, áp lực từ các hoạt động kinh tế đã và đang gia tăng ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT).

Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường đô thị

Công nhân Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị thu gom rác thải tại TP Thanh Hóa.

Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 1 đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV và 27 đô thị loại V đã được đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Các công trình khi đưa vào vận hành đã giải quyết một phần tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra. Tại khu vực đô thị, tỷ lệ dân số được dùng nước sạch đạt trên 95%; công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt trên 85%; trong đó, tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải tại các phường, thị trấn đạt trên 90%; nhiều đô thị có tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 100% như: TP Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, TP Sầm Sơn; các thị trấn tại các huyện Nông Cống, Yên Định, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn... Quá trình xây dựng các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành các địa phương đã chú trọng gắn các quy định về BVMT như đầu tư hệ thống tiêu thoát nước, khu vực tập kết rác thải tại các khu dân cư tập trung; đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu vực; các công trình xử lý chất thải được kiểm soát thông qua hoạt động cấp phép xây dựng. Công tác di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu dân cư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, khu sản xuất tập trung theo quy hoạch nông thôn mới tại các xã đang được triển khai. Việc kiểm tra, giám sát luôn được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần chấn chỉnh công tác quản lý môi trường tại các đô thị.

Có được kết quả trên, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân trong BVMT, chính quyền các địa phương cũng đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể triển khai và nhân rộng nhiều điển hình, mô hình về BVMT để tạo sức lan tỏa. Ngoài ra, hàng năm các cấp chính quyền chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về BVMT. Ở khu vực nông thôn, phần lớn các hộ dân có gia trại, trang trại đều được hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, hầm bi-ô-ga. Đồng thời, tích cực vận động Nhân dân xây dựng, lắp đặt bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên đồng ruộng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp nông thôn. Đối với khu vực đô thị, để nâng cao năng lực thu gom và xử lý rác thải, các địa phương đã lắp đặt thùng rác trên các tuyến phố chính, khu vực vui chơi công cộng. Cùng với đó, phối hợp với Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa và các HTX dịch vụ vệ sinh môi trường thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn. Sau thu gom, 100% lượng rác thải được chôn lấp an toàn, không tồn đọng, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan phố, phường sạch, đẹp. Ngoài ra, các chính sách, quy định pháp luật về BVMT đô thị tiếp tục được hoàn thiện, vấn đề đầu tư, huy động các nguồn lực trong BVMT được tăng cường. Nhiều dự án, khắc phục ô nhiễm đã được triển khai, chất lượng môi trường không khí, nước tại một số đô thị cũng đã có sự cải thiện rõ rệt.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quy hoạch, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại khu vực đô thị vẫn còn tồn tại những hạn chế. Tình trạng ô nhiễm bụi và tiếng ồn, vấn đề ngập úng tại các đô thị vẫn còn xảy ra. Cùng với đó, áp lực gia tăng nước thải sinh hoạt, chất thải rắn trong khi hệ thống xử lý và các công trình xử lý còn yếu, chưa đáp ứng nhu cầu, nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, nguồn nước và sức khỏe của người dân, cũng như thiệt hại về kinh tế, cảnh quan môi trường đô thị.

Để đáp ứng yêu cầu về BVMT đô thị trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, tỉnh ta đã và đang tiếp tục tăng cường công tác quản lý, quy hoạch phát triển đô thị. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức của người dân về BVMT, đặc biệt là khâu phân loại rác tại nguồn, các điểm tập kết rác tạm thời. Cùng với đó, các địa phương quan tâm chỉnh trang đô thị, trồng cây xanh; đầu tư các dự án hạ tầng BVMT, lắp đặt thiết bị quan trắc môi trường nước, không khí; có kế hoạch xử lý chất thải; nước thải, xây dựng kế hoạch, lộ trình di dời các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, thu mua phế liệu nằm xen kẽ trong khu dân cư... Qua đó, góp phần hình thành các khu phố, tuyến phố, khu dân cư xanh – sạch – đẹp, thân thiện với môi trường.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]