Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP
Không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã bao bì sản phẩm, thời gian qua các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh còn tích cực tham gia các hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại (XTTM) do các sở, ban, ngành tổ chức. Thông qua các hoạt động này, nhiều sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đã ngày càng nâng cao thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, được người tiêu dùng cả nước biết đến.
Gian hàng giới thiệu sản phẩm của tỉnh Thanh Hóa tại Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tại tỉnh Kiên Giang tháng 10/2024.
Vừa trở về từ Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tại tỉnh Kiên Giang, giám đốc HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ (Nông Cống) Nguyễn Thị Thắm cho biết: “Là chủ thể có 3 sản phẩm OCOP 4 sao, mỗi lần tham gia XTTM đều mang lại cho chúng tôi thêm nhiều lợi ích. Đó là, không chỉ có cơ hội trưng bày để giới thiệu sản phẩm của mình với rất nhiều khách hàng trong nước và quốc tế mà còn tiêu thụ được số lượng lớn sản phẩm. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được đơn đặt hàng với các cơ sở tiêu thụ ở một số sản phẩm OCOP, tiền OCOP khác”.
Được biết, từ khi tham gia Chương trình OCOP tới nay, thông qua một số sở, ngành, chị Thắm đã tích cực tham gia trung bình từ 6 - 7 cuộc XTTM ngoài tỉnh/năm để mở rộng kết nối tiêu thụ sản phẩm. Nhờ tích cực giới thiệu tại các hội chợ uy tín do các cấp, ngành tổ chức, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ ngày càng được thị trường biết đến, doanh thu, lợi nhuận cũng nâng lên đáng kể.
Cũng bằng con đường tham gia các hội chợ XTTM trong và ngoài tỉnh, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa như mắm tôm, mắm tép Vị Thanh (thị xã Nghi Sơn), miến gạo Thăng Long (Nông Cống), chè Bình Sơn (Triệu Sơn)... đã mở rộng thị trường đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Giám đốc HTX chế biến thủy sản Hải Bình (thị xã Nghi Sơn) Nguyễn Thế Hoàng cho biết: "Từ năm 2021, khi sản phẩm mắm tôm, mắm tép Vị Thanh được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, thông qua các chương trình XTTM của các sở, ngành, đơn vị trong tỉnh, chúng tôi liên tục tham gia các hội chợ thương mại, du lịch... Nhờ vậy, đến nay, sản phẩm mang thương hiệu Vị Thanh đã có mặt ở các đại lý ở trên 20 tỉnh, thành phố trong nước. Sức lan tỏa ấy đã thúc đẩy việc sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Trung bình, chúng tôi xuất ra thị trường khoảng 50.000 lít nước mắm, mắm tôm/năm, doanh thu khoảng 3 - 4 tỷ đồng/năm. Đồng thời, khẳng định tên tuổi và thương hiệu Vị Thanh trên thị trường".
Tính đến hết tháng 9/2024, tỉnh Thanh Hóa có 531 sản phẩm OCOP, trong đó hầu hết các sản phẩm OCOP đều đạt được tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Việt Nam và một số thị trường khác trên thế giới. Do đó, tiềm năng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP trên thị trường, góp phần gia tăng giá trị kinh tế cho chủ thể sản xuất là rất lớn. Cùng với đó, thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất có sản phẩm OCOP quảng bá tại hàng chục sự kiện XTTM, hội chợ, sự kiện chính trị - xã hội của tỉnh. Ngoài ra, các ngành, đoàn thể khác như: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên minh HTX tỉnh, Hội Nông dân... cũng luôn tạo điều kiện hỗ trợ các chủ thể sản xuất quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Tổ trưởng Tổ Quản lý OCOP (thuộc Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh) Phan Xuân Hùng cho biết: "Là cơ quan thường trực triển khai thực hiện Chương trình OCOP, Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh hằng năm đã chủ động kết nối, tổ chức hàng chục đợt tham gia các sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh cho các chủ thể sản xuất của địa phương. Trước mỗi chuyến đi, chúng tôi luôn gửi thông báo và khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sản phẩm OCOP tham gia sự kiện. Đồng thời tạo điều kiện, hỗ trợ về vận chuyển, tổ chức gian hàng... để các chủ thể thuận lợi trong việc giới thiệu, quảng bá. Thông qua mỗi đợt XTTM, các sản phẩm OCOP của tỉnh không chỉ được trưng bày, giới thiệu mà còn có thêm cơ hội kết nối với các cơ sở sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP và người tiêu dùng trên cả nước”.
Một thực tế cho thấy, việc hỗ trợ các chủ thể sản xuất tham gia XTTM đã và đang được các sở, ngành, địa phương quan tâm, tạo điều kiện. Tuy nhiên, không phải đơn vị sản xuất nào cũng tích cực tham gia, hưởng ứng. Do đó, để phát huy hiệu quả, lợi thế của công tác XTTM không chỉ cần sự phối hợp, hỗ trợ, đẩy mạnh tuyên truyền giữa cơ quan, tổ chức, mà còn là sự chủ động của chủ thể OCOP. Có như vậy, mỗi cuộc XTTM mới trở thành cơ hội giao lưu tìm kiếm, ký kết hợp đồng thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP.
Bài và ảnh: Lê Hòa
{name} - {time}
-
2025-01-15 19:59:00
Khẩn trương thi công tu bổ xung yếu hệ thống đê điều Thanh Hóa
-
2025-01-15 16:36:00
BMS Vina tham quan Đà Nẵng và Dentium cùng DANAGO
-
2024-10-11 12:05:00
Hoạt động hiệu quả, Lasuco đang mở ra chu kỳ phát triển mới nhanh và bền vững
Tổ chức TCVM Thanh Hóa nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồng
Đa dạng hình thức tuyên truyền đưa chính sách thuế vào đời sống
Thọ Xuân nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp
Bản tin Tài chính ngày 11/10: Vàng giảm, đồng USD “neo” gần mức đỉnh của 2 tháng
Trải nghiệm nghề cùng phụ nữ các vùng miền xứ Thanh
Nông dân miền ngược thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
Đảo chiều tăng mạnh, giá mặt hàng RON95-III cộng thêm gần 1.300 đồng mỗi lít
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tham quan Khu trưng bày gian hàng Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp năm 2024
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng