Liệu Trump có thể hóa giải được đối đầu giữa Israel và Iran?
Donald Trump hứa sẽ chấm dứt chiến tranh ở Trung Đông, nhưng các chuyên gia tin rằng đây sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng.
Chiến thắng vang dội của Donald Trump đã gây chấn động Hoa Kỳ và Châu Âu. Ở nhiều quốc gia Trung Đông, sự trở lại của ông mang lại hy vọng chiến tranh có thể sớm kết thúc, nền kinh tế được phục hồi và sự ổn định sẽ quay trở lại.
Trước khi giành chiến thắng trong cuộc đua giành chức tổng thống, ứng cử viên đảng Cộng hòa đã hứa sẽ chấm dứt chiến tranh ở Gaza. Ông tuyên bố sẽ đưa các con tin trở về, chấm dứt các cuộc giao tranh ở Lebanon, đảm bảo Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này sẽ không gây ra mối đe dọa cho khu vực. Khi trở lại Nhà Trắng, Donald Trump cần phải đáp ứng được kỳ vọng của công chúng về lời hứa này.
Tuy nhiên, đó sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Abdullah Al-Junaid, một nhà phân tích chính trị tại Bahrain chuyên về địa chính trị Trung Đông và vùng Vịnh, cho rằng Donald Trump sẽ cần phải gây sức ép để Israel chấm dứt các hành động thù địch.
“Thủ tướng Netanyahu mong muốn rất nhiều từ Donald Trump để đổi lấy việc đồng ý chấm dứt chiến tranh của Israel ở Gaza và Lebanon, trong đó có việc xem xét lại việc sáp nhập Bờ Tây, hoặc đảm bảo các thỏa thuận an ninh cho Israel ở Gaza và Lebanon”, Abdullah Al-Junaid cho biết.
Năm 2020, trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Donald Trump đã đề xuất cái gọi là Thỏa thuận thế kỷ, một kế hoạch hòa bình nhằm giải quyết cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa Israel và Palestine. Theo đó, Palestine sẽ là một nhà nước độc lập, không bao gồm Jerusalem là thủ đô. Người Palestine không được tiếp cận Thung lũng Jordan, vốn rất cần thiết cho nền kinh tế của mình và một số thị trấn, thành phố quan trọng khác.
Tuy nhiên sáng kiến đó đã bị Palestine và một số nhóm bảo thủ ở Israel bác bỏ. Đề xuất không bao giờ thành hiện thực khi Donald Trump rời nhiệm sở vào năm 2021. Nhưng khi ông trở lại nắm quyền, kế hoạch này có thể được hồi sinh. Một sáng kiến khác có thể được đưa trở lại bàn đàm phán là việc mở rộng cái gọi “Trại hòa bình” và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Israel và các quốc gia Ả Rập.
Chính quyền Biden đã không tạo ra được bất kỳ kết quả cụ thể nào về vấn đề này, nhưng với việc Donald Trump lên nắm quyền, Netanyahu hy vọng tình hình có thể thay đổi. Tuy nhiên, đây sẽ là một thách thức rất lớn.
Hiện tại, Israel chưa sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cơ bản về giải pháp hai nhà nước, và Donald Trump không thể gây sức ép buộc Netanyahu hay bất kỳ thủ tướng Israel nào khác phải ký kết thỏa thuận. Điều đó không có nghĩa là các nguyên tắc không thể được nhất trí, nhưng để điều đó xảy ra, trước tiên cần phải xem sự ổn định trong khu vực là vấn đề của khu vực.
Mohammed Marandi, giáo sư đại học Tehran và là nhà phân tích chính trị, đồng ý với đánh giá rằng sẽ rất khó để mở rộng “Trại hòa bình” sang các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo khác.
Theo một cuộc thăm dò gần đây được tiến hành tại 16 quốc gia Ả Rập, bao gồm cả những quốc gia có quan hệ với Israel, danh tiếng của nhà nước Do Thái đã bị giáng một đòn nghiêm trọng do hành động quân sự ở Gaza. Xu hướng này đang tiếp tục tăng lên bởi cuộc chiến ở Lebanon và các hành động quân sự của Israel ở Bờ Tây.
Ả-rập Xê-út và các nước trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất đều đang bị chính người dân của họ và người dân trong khu vực chỉ trích gay gắt vì thái độ thờ ơ với người Palestine và người Li-băng, hoặc hợp tác với Israel.
Ả-rập Xê-út có thể muốn “nhắm mắt làm ngơ” trước các cuộc tấn công của Israel ở Lebanon và Gaza. Nhưng nếu càng nghiêng về phía Israel, thì thì tình hình trong nước sẽ càng trở nên bất ổn hơn. Đây cũng sẽ là vấn đề chính đối với Donald Trump. Ông ta sẽ không thể huy động các quốc gia giàu dầu mỏ ủng hộ người Israel chừng nào các hành động của Israel ở Gaza, Lebanon và Bờ Tây vẫn tiếp diễn.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu khẳng định Israel sẽ không dừng cuộc chiến cho đến khi đạt được tất cả các mục tiêu. Những mục tiêu đó bao gồm việc trao trả con tin và cư dân Israel phải di dời ở phía bắc, cũng như đảm bảo không có các mối đe dọa nào đối với an ninh của Israel. Theo cách Israel nhìn nhận, chính quyền Biden đã làm rất ít để giải quyết những lo ngại này.
Ở phía Nam, đảng Dân chủ Hoa Kỳ phản đối ý tưởng Israel tiến vào Rafah, nơi đã trở thành thành trì của các chiến binh Hamas. Họ cũng bác bỏ ý tưởng Israel kiểm soát cửa khẩu Rafah và hành lang Philadelphi, khu vực mà Israel cho là nơi các nhóm cực đoan đã buôn lậu vũ khí, tiền bạc.
Ở phía Bắc, chính quyền Biden cũng không đạt được nhiều thành tựu. Với việc Donald Trump sắp lên nắm quyền, Netanyahu sẽ yêu cầu thay đổi thực tế này. Ông sẽ thúc đẩy việc tạo ra vùng đệm, làm tan rã Hezbollah, đối thủ chính của Israel, đồng thời gây áp lực buộc Washington phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Iran, quốc gia mà Israel đổ lỗi cho sự bất ổn trong khu vực.
Mohammad Marandi, người tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân giữa các cường quốc thế giới và Iran, đã làm việc với các quan chức Hoa Kỳ trong nhiều năm, cho rằng tổng thống đắc cử có thể sẽ chịu khuất phục trước áp lực đó.
Trong 4 năm đầu tiên tại nhiệm, Donald Trump đã có cách tiếp cận cứng rắn đối với Iran. Ông trừng phạt nước Cộng hòa Hồi giáo và những người dám mua dầu từ nước này, ông ra lệnh giết Qassem Suleimani, một trong những chỉ huy hàng đầu của Iran. Donald Trump cũng đóng sầm cánh cửa Kế hoạch Hành động Toàn diện chung, một thỏa thuận giữa Iran và các cường quốc thế giới nhằm mục đích giám sát chương trình hạt nhân của Tehran để đổi lấy việc nới lỏng lệnh trừng phạt.
Có khả năng trong nhiệm kỳ mới, Donald Trump sẽ lại lựa chọn cách tiếp cận này, nhưng điều này có thể gây ra rắc rối cho khu vực và thế giới. Để có thể thành công với tư cách là tổng thống Hoa Kỳ và chấm dứt những khó khăn kinh tế trong nước, Donald Trump có thể sẽ giảm bớt căng thẳng với Nga và Iran. Không làm như vậy, xung đột có thể lan rộng và buộc Hoa Kỳ phải can thiệp. Nếu điều đó xảy ra, việc cung cấp dầu mỏ và khí đốt từ vùng Vịnh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà hậu quả của nó sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ tới, và phương Tây sẽ là bên thua cuộc chính trong trường hợp này.
Al-Junaid, nhà phân tích chính trị tại Bahrain đồng ý rằng hậu quả có thể rất thảm khốc, nhưng tin rằng lần này Washington sẽ chọn cách tiếp cận “cân bằng” hơn đối với Iran, một phần vì nước này sẽ cần Tehran để giải quyết xung đột Nga-Ukraine, và một phần vì các mục tiêu chính sách đối ngoại của Donald Trump vượt xa khu vực này.
Những thách thức về chính sách đối ngoại của Donald Trump sẽ không chỉ giới hạn ở hòa bình ở Trung Đông hay mở rộng Hiệp định Abraham được ký kết giữa Israel, UAE, Bahrain vào năm 2020. Donald Trump hứa sẽ chấm dứt mọi cuộc chiến, và ưu tiên chính của ông sẽ là chấm dứt xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ ý tưởng ấy sẽ thành công.
Mohammed Marandi, giáo sư đại học Tehran và là nhà phân tích chính trị cho rằng: Kịch bản như vậy có thể xảy ra nếu Washington hành xử hợp lý. Vấn đề là chúng ta chưa thấy Hoa Kỳ hành xử theo cách này khi nói đến Iran hay Nga". Do đó, “Tôi nghi ngờ sẽ có cách tiếp cận cân bằng đối với Iran, có nghĩa là việc bình thường hóa quan hệ, chấm dứt lệnh trừng phạt và chấm dứt sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng. Đó không phải là điều Trump có thể làm”.
TD-MD
{name} - {time}
-
2024-12-19 13:30:00
Brexit “thổi bay” hơn 30 tỷ USD thương mại của Anh chỉ trong hai năm đầu
-
2024-12-19 11:19:00
Nỗ lực tìm kiếm khởi đầu mới
-
2024-11-14 16:41:00
Trung Quốc sẽ đối mặt với nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump như thế nào?
Hội nghị COP29: EU công bố kế hoạch hợp tác giảm phát thải methane
Tại sao cách tiếp cận của Trump đối với Ukraine lại khác biệt?
Kế hoạch hòa bình ở Ukraine của Donald Trump liệu có thành công?
Tương lai cuộc xung đột Nga - Ukraine dưới thời Tổng thống Donald Trump?
Liệu bộ trưởng quốc phòng mới có cứu được Israel?
Trump đã trở lại, và lần này thì khác
Cuộc chiến giữa Israel và Hamas sẽ ra sao khi Donald Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ?
Doanh nghiệp châu Á trăn trở trước ngưỡng cửa nhiệm kỳ mới của ông Donald Trump
Liệu Trump có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine “trong 24 giờ” không?