(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, ngành mía đường gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đưa thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường trong khu vực ASEAN về 0% có hiệu lực từ 1-1-2020. Bên cạnh đó, từ năm 2020 đến nay, ngành mía đường cũng gặp phải tình trạng tiêu thụ sản phẩm khó khăn do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khiến lượng đường phân phối cho các đối tác sản xuất công nghiệp bị giảm đáng kể. Với Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Lasuco), sản lượng xuất khẩu vào thị trường 2 đối tác lớn là Trung Quốc và Singapore cũng đều đình trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lasuco đẩy mạnh tái cơ cấu lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

Những năm gần đây, ngành mía đường gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đưa thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường trong khu vực ASEAN về 0% có hiệu lực từ 1-1-2020. Bên cạnh đó, từ năm 2020 đến nay, ngành mía đường cũng gặp phải tình trạng tiêu thụ sản phẩm khó khăn do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khiến lượng đường phân phối cho các đối tác sản xuất công nghiệp bị giảm đáng kể. Với Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Lasuco), sản lượng xuất khẩu vào thị trường 2 đối tác lớn là Trung Quốc và Singapore cũng đều đình trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Lasuco đẩy mạnh tái cơ cấu lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

Điều hành dây chuyền sản xuất sữa gạo lứt Ojita tại Công ty CP Mía đường Lam Sơn.

Trước khó khăn đó, cùng với các giải pháp xây dựng, ổn định vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, Lasuco đã nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa trong cơ cấu danh mục sản phẩm, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Mục tiêu của chiến lược này nhằm đẩy mạnh chế biến sâu để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó cải thiện được giá đầu vào nguyên liệu, tạo cơ sở bền vững cho sản xuất phát triển trong những năm tiếp theo.

Đối với sản xuất đường mía truyền thống, ngoài sản phẩm dành cho các đối tác công nghiệp, đánh giá thị trường ngày càng ưa chuộng dòng sản phẩm thực phẩm hữu cơ, Lasuco đang tiếp tục đầu tư công nghệ và phát triển dòng sản phẩm này cung cấp cho thị trường Việt Nam và hướng tới thị trường thế giới. Đường hữu cơ (đường organic) mà Lasuco đang hướng đến sản xuất là loại đường được chế biến từ mía hữu cơ - loại mía không nhận bất kỳ hóa chất, thuốc độc hại cũng như các loại phân bón thương mại. Nguồn mía nguyên liệu Lasuco để sản xuất đường hữu cơ đáp ứng các yêu cầu về giống, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng theo quy định của phương pháp canh tác hữu cơ, đặc biệt là giống mía không biến đổi gene. Để thực hiện mục tiêu này, Lasuco đang tiếp tục đầu tư xây dựng khu công nghệ cao, đầy đủ các công nghệ hiện đại đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn trong nước cũng như quốc tế trong quá trình sơ chế cũng như thành phẩm, để cho ra các sản phẩm đường organic đúng chuẩn.

Hơn nữa, để da dạng hóa sản phẩm, từ năm 2020, Lasuco đã đầu tư dây chuyền, phát triển thêm các dòng sản phẩm đồ uống cao cấp. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đơn vị đã nỗ lực hoàn thành và đưa 2 nhà máy chế biến sữa gạo lứt giàu protein và nhà máy chế biến nước dinh dưỡng tế bào mía vào hoạt động đúng tiến độ. Trong đó, nhà máy chế biến sữa gạo lứt giàu protein có công suất chế biến 120 triệu hộp/năm, với tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng, sử dụng thiết bị chủ yếu được nhập khẩu từ Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản. Dự án nhà máy chế biến nước dinh dưỡng tế bào mía có công suất 120 triệu hộp/năm, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay của Cộng hòa Liên bang Đức, với số vốn đầu tư 245 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Quang, Phó Tổng giám đốc Lasuco, cho biết: Riêng với dây chuyền công nghệ của nhà máy chế biến nước dinh dưỡng tế bào mía Lavinafood cho phép trích ly lớp vỏ mía tới cấp độ tế bào, giữ được trọn vẹn các loại vi khoáng, dưỡng chất quý giá tập trung vỏ ngoài của cây mía như kẽm, selen, đặc biệt là Octacosanol - một chất chống oxy hóa tự nhiên, khó có thể tìm thấy ở loại thực vật nào khác. Trong đó, chỉ 12% tổng khối lượng nước mía được trích ly bảo đảm tiêu chuẩn được đưa đi chế biến nước tế bào mía Mitaji. Trong năm đầu đưa sản phẩm ra thị trường, Lasuco đã tiêu thụ gần 100 triệu hộp nước tế bào mía Mitaji. Trong năm 2021 này, công ty phấn đấu sản xuất, tiêu thụ từ 150 - 200 triệu hộp, doanh thu đạt từ 1.500 - 2.000 tỷ đồng, thúc đẩy nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho cây mía, cây lúa, giúp nông dân thâm canh sản xuất lớn.

Để từng bước hiện thực hóa ý tưởng của mình về cung cấp sản phẩm nông sản sạch và chất lượng, Lasuco cũng đang tiếp tục đầu tư đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành mía đường và nông nghiệp công nghệ cao để đề ra các ý kiến đóng góp quan trọng trong các dự án tầm nhìn của Lasuco.

Hiện nay, Lasuco cũng đang tiếp tục xây dựng, mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm. Đặc biệt, với việc đưa thêm các dòng sản phẩm mới như đường phèn tinh khiết, nước uống dinh dưỡng tế bào mía, sữa gạo lứt giàu protein, các sản phẩm công nghệ cao... ra thị trường, đơn vị càng chú trọng việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ bán lẻ, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Đến nay, Lasuco đã có 59 khách hàng công nghiệp, 86 nhà phân phối và đại lý cấp 1, 7 hệ thống siêu thị, 1.515 đại lý và điểm bán lẻ; trong đó, có 791 điểm bán đường, 545 điểm bán hàng công nghệ cao. Hiện, hầu hết các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở ra đều có nhà phân phối và điểm bán. Kênh thương mại hiện đại như siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch... đã được phủ ở hầu hết các tỉnh. Đặc biệt, số lượng điểm bán mới năm 2019-2020 đã tăng 126% so với năm trước, với hơn 50% số điểm bán lẻ có thể triển khai ngay việc bán sản phẩm mới nước uống dinh dưỡng tế bào mía Mitaji và sữa gạo lứt Ojita.

Lasuco định hướng, đến hết năm 2023, sẽ nâng tổng số điểm bán các sản phẩm hàng tiêu dùng và đường lên trên 20.000 điểm. Phát triển và củng cố các chi nhánh, cửa hàng, siêu thị tại thị trấn Lam Sơn và các huyện lân cận, TP Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn, TP Hà Nội. Phát triển chi nhánh tích hợp kho trung chuyển tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng) và TP Hồ Chí Minh, đáp ứng việc mở rộng và quản lý thị trường, giao hàng toàn quốc trong năm 2021. Đồng thời, phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu lên 50.000 - 80.000 tấn đường/năm. Tìm kiếm thị trường quốc tế để xuất khẩu các mặt hàng, như: gạo, đường Organic, rau quả, nước dinh dưỡng tế bào mía và nông sản sau chế biến.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]