(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê của Phòng Quản lý xuất nhập khẩu (Sở Công Thương), 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thực phẩm đạt 6,155 triệu USD, tăng 37,2% so với cùng kỳ. Nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh đã đủ sức cạnh tranh và có mặt tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, các nước EU... Với sự đa dạng về khí hậu, địa hình, các mặt hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu trong tỉnh hiện có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng hơn nữa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xuất khẩu rau quả còn nhiều tiềm năng

Theo thống kê của Phòng Quản lý xuất nhập khẩu (Sở Công Thương), 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thực phẩm đạt 6,155 triệu USD, tăng 37,2% so với cùng kỳ. Nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh đã đủ sức cạnh tranh và có mặt tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, các nước EU... Với sự đa dạng về khí hậu, địa hình, các mặt hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu trong tỉnh hiện có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng hơn nữa.

Xuất khẩu rau quả còn nhiều tiềm năng

Thu hoạch cà rốt xuất khẩu tại xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa).

Những năm gần đây, nhiều loại cây có giá trị phục vụ chế biến, xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường, như ngô ngọt, cà chua, dưa bao tử... được đưa vào sản xuất, thâm canh ở nhiều địa phương trong tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả đã trở thành bạn đồng hành đáng tin cậy của bà con nông dân. Cùng với việc cải tiến các quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ, các doanh nghiệp cũng đã chủ động xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, từng bước bảo đảm tốt an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây chính là “chìa khóa” để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và phát triển vùng rau quả xuất khẩu của tỉnh.

Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu rau quả. Bên cạnh vùng nguyên liệu tại tỉnh Ninh Bình, hàng năm công ty đã liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị với 13 tỉnh, thành phố trong cả nước với diện tích gần 15.000 ha vùng nguyên liệu. Đại diện công ty cho biết: Tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương có diện tích sản xuất rau quả xuất khẩu lớn với 3.000 ha mỗi năm (ngô ngọt 1.500 ha, đậu tương rau 900 ha, rau chân vịt 300 ha, 300 ha các cây trồng khác như chanh leo, chuối tiêu hồng...). Theo tính toán, những vùng sản xuất rau quả phục vụ chế biến, xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế tương đối ổn định. Rau chân vịt cho doanh thu 300 triệu đồng/6 tháng mùa đông và xuân; cây đậu tương doanh thu 250 triệu đồng/năm; cây ngô ngọt 180 triệu đồng/năm... Đại diện công ty này cũng cho biết, tỉnh Thanh Hóa có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng rất phù hợp với các loại cây trồng xuất khẩu này. Nếu được tạo điều kiện thuận lợi trong tích tụ ruộng đất, sẽ phát triển được nhiều vùng sản xuất rau quả xuất khẩu quy mô lớn, mang lại nguồn nguyên liệu ổn định cho công ty và lợi nhuận cao hơn cho nông dân. Với Công ty CP Xuất nhập khẩu rau quả Thanh Hóa, trong những năm qua, công ty mở rộng địa bàn, chọn lựa giống cây có giá trị xuất khẩu cao đang được thị trường thế giới ưa chuộng như dưa bao tử, dưa thương phẩm, cà chua bi, ớt tươi đông lạnh, ớt muối... Đơn vị đã xây dựng thành vùng nguyên liệu rau quả xuất khẩu tập trung và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các HTX dịch vụ nông nghiệp.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ nông sản, nhất là rau quả ngày càng mở rộng, đã hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, nhất là những loại cây phục vụ chế biến, xuất khẩu làm lợi cho nông dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số huyện như Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hóa, Nga Sơn... là những địa phương đã mạnh dạn đi đầu trong ký kết hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu rau quả xuất khẩu tập trung với nhiều doanh nghiệp. Để sản xuất rau quả phục vụ chế biến, xuất khẩu đạt hiệu quả kinh tế cao, nhiều địa phương đã linh hoạt xây dựng các cơ chế khuyến khích nhân rộng mô hình liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ các HTX xây dựng mối quan hệ giữa người sản xuất và các nhà xuất khẩu. Các địa phương khuyến khích nông dân áp dụng giống mới, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và chế biến rau quả, đầu tư xây dựng mô hình trồng rau quả chất lượng cao...

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm, sản xuất rau quả trên địa bàn tỉnh ta đa số là nhỏ lẻ, phân tán, chất lượng không đồng đều. Mặt khác, sản xuất không theo quy hoạch nên việc quản lý và đầu tư phát triển hạ tầng là rất khó khăn; bố trí mùa vụ sản xuất không tập trung nên dễ xảy ra tình trạng nguồn cung thay đổi gây nên khủng hoảng thừa hoặc thiếu cục bộ, ngăn cản quá trình áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng chi phí sản xuất, gây khó khăn trong việc quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và quản lý dịch bệnh. Trong điều kiện các rào cản thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, thực phẩm ngày càng cao, để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng rau quả, các hiệp hội, cũng như các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ rào cản thương mại, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường để đảm bảo tiêu thụ kịp thời, hiệu quả hàng hóa cho nông dân, HTX, các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển thị trường tiêu thụ bền vững, các sở, ngành có liên quan của tỉnh cần tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo đảm hàng hóa nông sản xuất khẩu trong tỉnh đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng. Đồng thời, ngoài xuất khẩu các loại rau quả tươi, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào khâu chế biến để đa dạng sản phẩm, tăng giá trị rau quả xuất khẩu.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]