(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là một trong những vùng trọng điểm lúa, gạo của khu vực Bắc Trung bộ, với tổng diện tích trồng lúa hàng năm đạt trên 240.000 ha, sản lượng từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn/năm, sản lượng gạo đạt 900.000 tấn. Với vùng nguyên liệu dồi dào, phong phú về chủng loại, những năm gần đây, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo chất lượng cao

Thanh Hóa là một trong những vùng trọng điểm lúa, gạo của khu vực Bắc Trung bộ, với tổng diện tích trồng lúa hàng năm đạt trên 240.000 ha, sản lượng từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn/năm, sản lượng gạo đạt 900.000 tấn. Với vùng nguyên liệu dồi dào, phong phú về chủng loại, những năm gần đây, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo chất lượng cao

Giống lúa thuần DT80 năng suất, chất lượng cao của Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa được trồng tại xã Minh Châu (Triệu Sơn).

Giống lúa Bắc Thịnh bắt đầu chọn tạo từ năm 2006; được công nhận sản xuất thử nghiệm năm 2014 và đến năm 2016 được công nhận sản xuất chính thức theo Quyết định của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Sau khi công nhận sản xuất thử, giống lúa Bắc Thịnh được Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật Giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hóa triển khai sản xuất trên địa bàn các huyện Thọ Xuân (diện tích 200 ha cấp giống xác nhận 1); Thiệu Hóa (100 ha); Vĩnh Lộc (50 ha) với tổng sản lượng thu được là 500 tấn giống cấp xác nhận 1... Sau khi được Bộ NN&PTNT công nhận chính thức, giống lúa Bắc Thịnh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giống cây trồng của tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ. Về hiệu quả khoa học và công nghệ (KH&CN), kết quả của công trình đã chọn tạo được giống Bắc Thịnh có năng suất cao hơn giống Bắc Thơm số 7 từ 11,4-12%, chất lượng gạo tương đương và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn Bắc Thơm số 7; giống lúa trên đã được Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng... Kết quả sản xuất giống Bắc Thịnh cho năng suất cao hơn và chi phí thuốc bảo vệ thực vật ít hơn nên hiệu quả kinh tế đạt cao hơn giống Bắc Thơm số 7 là 6.540.000 đồng/ha.

Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xây dựng thương hiệu lúa, gạo chất lượng cao, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã quan tâm phát triển các vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, quy mô lớn. Nghiên cứu, lựa chọn các giống lúa sản xuất ra gạo thương phẩm có giá trị cao, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của thị trường. Tăng cường ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến theo quy trình cải tiến SRI, quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý cây trồng tổng hợp, quản lý nước tưới theo phương thức nông - lộ - phơi, sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng VietGAP, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản xuất; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện việc truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và thương hiệu gạo trên thị trường. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến lúa gạo để thu mua lúa, sấy lúa, chế biến, dự trữ và xuất khẩu gạo nhằm giảm thất thoát, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất... Thông qua thực hiện các giải pháp xây dựng thương hiệu lúa, gạo chất lượng cao, hiện toàn tỉnh đã có 2 sản phẩm, gồm: gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang của HTX dịch vụ nông nghiệp Hà Long, xã Hà Long, huyện Hà Trung; sản phẩm gạo sạch Hương Quê của HTX dịch vụ nông nghiệp Trường Sơn, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh 3 sao. Có 2 sản phẩm gạo Hương Thanh 2 của Công ty CP Thương mại Sao Khuê, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn; gạo nếp cau Lộc Thịnh của HTX nông nghiệp và dịch vụ xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh 4 sao. Có 3 sản phẩm, gồm: gạo nếp cái hoa vàng Quý Hương, gạo Hương Thanh, gạo Ngọc Phố của Công ty CP Thương mại Sao Khuê được công nhận danh hiệu Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có các sản phẩm được chế biến từ lúa, gạo được xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, như: miến gạo Thăng Long, xã Thăng Long, huyện Nông Cống; bánh lá răng bừa, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Điều đáng nói hơn, trong quá trình xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo, các đơn vị đã xây dựng được hệ thống sản xuất theo chuỗi và quy trình sản xuất khoa học tiến bộ, đúng tiêu chuẩn.

Nhằm cụ thể hóa các điều kiện để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, năm 2017, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 81/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 với 11 nhóm chính sách, trong đó có chính sách “Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo chuỗi giá trị quy mô lớn”. Tuy nhiên, do diện tích đất đai dành cho sản xuất giống cây trồng, vật nuôi tại các địa phương còn manh mún, nhỏ lẻ khó đảm bảo điều kiện và tiêu chí về quy mô diện tích tối thiểu để thụ hưởng chính sách này, nên giai đoạn 2018-2021 chỉ có 1 doanh nghiệp là Công ty CP Sao Khuê đủ điều kiện được hỗ trợ 3 tỷ đồng đầu tư nhà máy sản xuất lúa gạo chất lượng cao. Để giải quyết những khó khăn, thách thức đang đặt ra cho việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa gạo chất lượng, sự ra đời của Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND ngày 17-7-2021 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Nghị quyết số 20/NQ-HĐND), sẽ phần nào giải tỏa những khó khăn, vướng mắc về vốn của tổ chức, cá nhân.

Trong 5 nhóm chính sách mà Nghị quyết 20/NQ-HĐND hỗ trợ, trong đó có nhóm chính sách “Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo chuỗi giá trị hàng hóa quy mô lớn”. Theo đó, để được hỗ trợ các tổ chức (doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân thực hiện và hoàn thành việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa, gạo trong khoảng thời gian từ ngày nghị quyết có hiệu lực đến ngày 31-12-2025 với diện tích từ 100 ha trở lên; giống lúa đưa vào sản xuất là giống chất lượng cao thuộc cơ cấu bộ giống chủ lực của tỉnh Thanh Hóa, được Sở NN&PTNT ban hành trong phương án sản xuất hàng vụ; công nghệ sản xuất lúa, gạo thuộc danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14-3-2017 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; máy móc, thiết bị mua mới phục vụ trực tiếp ứng dụng công nghệ sản xuất lúa, gạo phải mới 100%, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (hữu cơ hoặc VietGAP hoặc GlobalGAP) được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận; đã sản xuất được ít nhất 1 vụ; sản phẩm gạo được công bố tiêu chuẩn áp dụng, có nhãn hàng hóa, có tem truy xuất nguồn gốc. Mức hỗ trợ 30% tổng mức chi phí đầu tư, bao gồm: chi phí mua sắm máy móc, thiết bị; chi phí chuyển giao công nghệ (nếu có)... mức hỗ trợ tối đa không quá 3 tỷ đồng/tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Với điều kiện hỗ trợ tương đối phù hợp và thuận lợi nhất cho các đối tượng được thụ hưởng, chắc chắn nghị quyết này sẽ trở thành một nhân tố thúc đẩy nền nông nghiệp Thanh Hóa phát triển theo hướng hiện đại và bền vững.

Bài và ảnh: Trần Giang


Bài và ảnh: Trần Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]