(Baothanhhoa.vn) - Là địa phương điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng xã Xuân Lộc (Triệu Sơn) đã khơi dậy được những tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, về đích xã nông thôn mới.

Xã Xuân Lộc chú trọng phát triển tiêu chí sản xuất

Là địa phương điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng xã Xuân Lộc (Triệu Sơn) đã khơi dậy được những tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, về đích xã nông thôn mới.

Xã Xuân Lộc chú trọng phát triển tiêu chí sản xuấtNhờ phát triển tốt tiêu chí sản xuất nên chất lượng cuộc sống của người dân xã Xuân Lộc (Triệu Sơn) được nâng cao.

Những năm gần đây, UBND xã Xuân Lộc luôn coi phát triển trồng trọt là hoạt động kinh tế trọng tâm, vừa phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương vừa góp phần nâng cao trình độ sản xuất, thu nhập cho người dân, nên đã chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng hợp lý. Với tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt khoảng 400 ha, HTX dịch vụ nông nghiệp xã Xuân Lộc đã nghiên cứu, đa dạng hóa các loại cây trồng. Qua đó, duy trì thường xuyên 295 ha lúa, 45 ha ngô và khoảng 40 ha các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: ớt xuất khẩu, rau màu, cây ăn quả... Đồng thời, xã khuyến khích nông dân dồn đổi ruộng đất để dễ dàng ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất ở khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Tổng diện tích cơ giới hóa khâu làm đất và thu hoạch bình quân 177,2 ha/vụ, đạt hơn 60% diện tích sản xuất nông nghiệp và thu nhập bình quân mỗi ha canh tác của xã đạt 90 đến 95 triệu đồng/ha/năm.

Trong chăn nuôi, Nhân dân trên địa bàn xã chú trọng bảo đảm các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Toàn xã có 6 gia trại; trong đó, có 4 gia trại chăn nuôi lợn hướng nạc quy mô 15 lợn nái và khoảng 50 lợn thịt/lứa. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn hình thành một số mô hình sản xuất, như: Gia trại chăn nuôi lợn của hộ gia đình anh Lân, thôn Thủy Tú; mô hình chuyển đổi lúa - cá kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả của gia đình ông Xuân, thôn Cốc Thuận... Các gia trại trên địa bàn xã cho thu nhập bình quân khoảng 120 triệu đồng/gia trại/năm.

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, xã Xuân Lộc còn phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề nông thôn. Toàn xã có 14 cửa hàng kinh doanh tổng hợp, 17 xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách và khoảng 800 lao động làm việc tại các công ty, cơ sở sản xuất. Ngoài ra, trên địa bàn xã Xuân Lộc có nghề làm nón lá truyền thống, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 200 lao động, thu nhập bình quân hơn 3,9 triệu đồng/người/năm. Các ngành công nghiệp - xây dựng, như: hàn xì, sửa chữa cơ khí nhỏ, mộc dân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm... cũng phát triển ở quy mô nhỏ. Sự đa dạng ngành nghề nông thôn đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương và thúc đẩy cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp.

Ông Lê Đình Hùng, Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc, cho biết: Từ những hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu kinh tế hợp lý đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của xã Xuân Lộc đạt 12%/năm trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 46,7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,75%... Phần thưởng xứng đáng nhất cho những nỗ lực của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã chính là vào tháng 8-2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định công nhận xã Xuân Lộc đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021.

Bài và ảnh: Thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]