(Baothanhhoa.vn) - Năm 2020, mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, giá hải sản bấp bênh nhưng ngư dân trong tỉnh đã vượt qua khó khăn, vững vàng vươn ra các ngư trường khai thác hải sản góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vững vàng vươn khơi

Năm 2020, mặc dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, giá hải sản bấp bênh nhưng ngư dân trong tỉnh đã vượt qua khó khăn, vững vàng vươn ra các ngư trường khai thác hải sản góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Vững vàng vươn khơi

Những ngày cuối năm, Cảng cá Lạch Hới, TP Sầm Sơn luôn tấp nập tàu thuyền ra vào. Bình quân mỗi ngày có hàng trăm chiếc tàu nối đuôi nhau ra vào bốc dỡ hải sản khai thác và tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, đá lạnh... tiếp tục vươn khơi, bám biển. Trở về sau chuyến khai thác dài ngày trên ngư trường truyền thống Vịnh Bắc bộ, ngư dân Hoàng Văn Hùng, phường Quảng Cư (TP Sầm Sơn), cho biết: Mặc dù thời tiết lạnh giá nhưng ngư dân ở các phường ven biển TP Sầm Sơn đã tích cực bám biển, khai thác hải sản; thông thường, mỗi chuyến ra khơi của tàu cá xa bờ kéo dài từ 15-20 ngày. Trong hành trình vươn khơi, bám biển, ngư dân thường đối mặt với nhiều vất vả, hiểm nguy, phải chống chọi với thiên tai giữa trùng khơi. Để tiếp tục bám trụ được với nghề, có thu nhập cao từ nghề biển, ngư dân chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào khai thác hải sản. Điều đó, đã giúp ngư dân yên tâm hơn trong các chuyến biển dài ngày bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ngư trường truyền thống quanh đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, nhiều chủ tàu cá của tỉnh đã mở rộng ngư trường tới Hoàng Sa, Trường Sa khai thác hải sản. Nhiều tàu cá của ngư dân các huyện Hậu Lộc, thị xã Nghi Sơn và TP Sầm Sơn khai thác hải sản ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa đạt hiệu quả kinh tế cao. Chủ tàu cá TH 90789-TS, công suất 829 CV, Nguyễn Văn Tuy, xã Ngư Lộc (Hậu Lộc), cho biết: Tàu cá của ông được cấp phép đăng ký hoạt động khai thác hải sản thường xuyên ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa bằng nghề chụp mực, lưới rê, vây, mỗi chuyến biển khai thác hải sản kéo dài từ 2 đến 3 tuần, sau đó vào Đà Nẵng hoặc Nha Trang bán hải sản và bơm dầu, mua đá lạnh, lương thực, thực thẩm cho chuyến biển tiếp theo. Mặc dù thường xuyên khai thác ở vùng biển xa, nhưng các ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh đã tạo điều kiện hỗ trợ nhiên liệu chuyến biển, mua bảo hiểm cho các tàu cá khai thác xa bờ. Đây là sự động viên, khích lệ để ngư dân chúng tôi yên tâm bám biển khai thác hải sản. Chuyến biển giáp tết dương lịch, tàu của ông đã khai thác đạt sản lượng 70 tấn, tương đương 700 triệu đồng.

Hiện nay, toàn tỉnh có 1.312 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên và chủ yếu khai thác vùng khơi xa. Các tàu cá này được trang bị các phương tiện hàng hải hiện đại, như: máy định vị, máy dò cá, máy thông tin liên lạc; công nghệ và phương tiện khai thác tiên tiến. Ngư dân các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, thị xã Nghi Sơn và TP Sầm Sơn... cũng từng bước phát triển các nghề khai thác hải sản có chọn lọc, mang lại thu nhập cao. Ông Cao Thanh Thọ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vươn khơi, bám biển, chi cục đã phối hợp với các lực lượng có liên quan của tỉnh thực hiện theo dõi hoạt động của tàu cá hoạt động trên biển; công bố hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng biển ven bờ, vùng lộng của tỉnh... Tổ chức theo dõi chặt chẽ các bản tin, cảnh báo, dự báo thời tiết trên biển; thông qua trạm bờ thông báo cho các chủ tàu, thuyền trưởng biết để chủ động cho kế hoạch sản xuất của mình, bảo đảm an toàn cho người và tàu cá. Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt giữa tàu và trạm bờ, thực hiện việc xác nhận tàu có hoạt động khai thác hải sản ở vùng biển xa bằng hệ thống giám sát định vị vệ tinh cho các chủ tàu. Triển khai lắp đặt 30 máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa tích hợp định vị vệ tinh GPS VX-1700 cho 30 tổ đoàn kết trên biển. Cùng với đó là các hoạt động trao cờ Tổ quốc cho bà con ngư dân tích cực vươn khơi, bám biển, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để hàng nghìn ngư dân vững vàng vượt khó, bám ngư trường truyền thống...

Với ngư dân tỉnh Thanh Hóa khát vọng vươn khơi bám biển không những để làm giàu cho gia đình mà còn thể hiện ý chí quyết tâm giữ nghề truyền thống của ông cha và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]