(Baothanhhoa.vn) - Để bảo đảm giá trị kinh tế của cây trồng vụ đông, tỉnh ta đã có những cơ chế, chính sách và những giải pháp căn cơ, như: Mở rộng diện tích sản xuất những loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ;  khuyến khích người dân và các HTX nông nghiệp thực hiện liên kết sản xuất...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vụ đông và quá trình chuyển từ “lượng” sang “chất”

Để bảo đảm giá trị kinh tế của cây trồng vụ đông, tỉnh ta đã có những cơ chế, chính sách và những giải pháp căn cơ, như: Mở rộng diện tích sản xuất những loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; khuyến khích người dân và các HTX nông nghiệp thực hiện liên kết sản xuất...

Vụ đông và quá trình chuyển từ “lượng” sang “chất”

Khu sản xuất ớt xuất khẩu và rau màu vụ đông của gia đình bà Nguyễn Thị Đường, xã Thiệu Phúc (Thiệu Hóa). Ảnh: Lê Hòa

Ông Đỗ Văn Kỳ, Trưởng Phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Những năm qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa khiến cho lực lượng lao động nông thôn giảm sút gây áp lực không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất vụ đông nói riêng. Do đó, để bảo đảm giá trị kinh tế của cây trồng vụ đông, tỉnh ta đã có những cơ chế, chính sách và những giải pháp căn cơ, như: Mở rộng diện tích sản xuất những loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; khuyến khích người dân và các HTX nông nghiệp thực hiện liên kết sản xuất nhằm bảo đảm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho cây trồng vụ đông... Nhờ đó, tuy diện tích sản xuất vụ đông giảm song tổng giá trị sản xuất vẫn tăng. Đơn cử, như vụ đông năm 2017-2018, tuy tổng diện tích cây trồng toàn tỉnh đạt 46.005 ha, giảm 4.352 ha, song tổng giá trị sản xuất đạt 2.904,3 tỷ đồng, tăng hơn 60 tỷ đồng so với vụ đông năm 2016-2017.

Những năm gần đây, sản xuất vụ đông ở xã Nga Trường (Nga Sơn) chỉ chuyên canh cây ngô thương phẩm và rau màu. Theo phân tích của người dân, do thời tiết không thuận lợi, giá vật tư nông nghiệp luôn tăng cao, thị trường tiêu thụ nông sản khó khăn... chính là những nguyên nhân khiến người dân không “mặn mà” với sản xuất vụ đông. Song từ năm 2014 đến nay, HTX dịch vụ nông nghiệp Nga Trường đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất vụ đông của địa phương. Nhờ đó, hiệu quả sản xuất vụ đông của địa phương tăng lên rõ rệt. Năm 2017, tổng giá trị sản xuất vụ đông trên địa bàn xã đạt gần 4,2 tỷ đồng, cao gấp 4,2 lần so với năm 2013. Ông Bùi Văn Hồng, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Nga Trường, cho biết: Trong khi diện tích sản xuất bị thu hẹp dần do quá trình đô thị hóa, để nâng cao giá trị sản xuất vụ đông, HTX đã thực hiện liên kết với các doanh nghiệp lớn, như: Công ty CP Quốc tế An Việt, Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina, Công ty CP Nông sản xuất khẩu Đồng Giao... để ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Nhiều loại cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất, như: Khoai tây, cải bó xôi, đậu tương rau... hiệu quả kinh tế cao hơn 3-5 lần so với rau màu truyền thống, hơn nữa người dân không phải lo về đầu ra cho sản phẩm. Nhờ đó, tổng giá trị kinh tế sản xuất vụ đông của địa phương tăng qua các năm. Được biết, vụ đông năm 2018-2019, bên cạnh việc giảm diện tích sản xuất các loại rau màu truyền thống, địa phương thực hiện liên kết sản xuất 15 ha cải bó xôi và 50 ha khoai tây với các doanh nghiệp, ước tính giá trị sản xuất đạt 4,9 tỷ đồng.

Cũng nằm trong xu thế diện tích sản xuất vụ đông liên tục giảm qua các năm, xã Thiệu Phúc (Thiệu Hóa) đã hướng tới sản xuất những loại rau màu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: Ớt xuất khẩu, khoai lang Nhật, rau an toàn... Bà Nguyễn Thị Đường, xóm 1, xã Thiệu Phúc, cho biết: Gia đình có 2 sào ruộng trên vùng đất sản xuất vụ đông của địa phương. Trước đây trồng su hào, cải bắp và rau gia vị, lợi nhuận sản xuất vụ đông đạt 800 nghìn đồng/sào/3 tháng sản xuất. Những năm gần đây, địa phương du nhập cây ớt xuất khẩu vào sản xuất và khuyến khích người dân phát triển rau an toàn, do đó, gia đình đã chuyển đổi trồng 1 sào ớt và 1 sào rau màu theo tiêu chuẩn VietGap. Riêng cây ớt, năng suất đạt 7 tạ/sào nếu giá cả ổn định doanh thu đạt 14 triệu đồng/sào/năm, lợi nhuận khoảng 9-10 triệu đồng; diện tích rau màu trong vùng sản xuất an toàn cũng ổn định đầu ra, hiệu quả kinh tế đạt 3-4 triệu đồng/sào/vụ. Nhờ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp bảo đảm giá trị sản xuất cho cây trồng vụ đông. Ông Trịnh Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Thiệu Phúc, khẳng định: Với 1 xã thuần nông như Thiệu Phúc thì vụ đông được xác định là vụ sản xuất chính. Do đó, địa phương đã và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích của các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp để đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời, hướng tới sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đầu ra cho sản phẩm.

Những năm qua, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nói chung, và hỗ trợ vụ đông nói riêng của tỉnh ta đã thực sự đi vào cuộc sống, từng bước làm thay đổi phương thức tổ chức sản xuất của người nông dân theo hướng tập trung, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn và hướng tới hình thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ cho sản phẩm nông nghiệp. Đây là tiền đề quan trọng để hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, chất lượng cao nhằm thực hiện hiệu quả, thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài Và Ảnh: Lê Hòa

Từ khóa:Vụ đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]