(Baothanhhoa.vn) - Cùng với việc tận dụng tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu, lao động... công nghiệp chế biến gỗ đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị sản xuất. Đồng thời, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là ở khu vực miền núi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng công nghệ trong chế biến gỗ

Cùng với việc tận dụng tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu, lao động... công nghiệp chế biến gỗ đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị sản xuất. Đồng thời, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là ở khu vực miền núi.

Ứng dụng công nghệ trong chế biến gỗ

Công nhân Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa, xã Luận Thành (Thường Xuân) trong ca sản xuất.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 178 doanh nghiệp (DN) chế biến các sản phẩm từ gỗ, với công suất 1,2 triệu m3 nguyên liệu/năm, giải quyết việc làm cho 3.169 lao động; sản phẩm chủ yếu là đồ mộc gia dụng, mộc xây dựng, gỗ công nghiệp, dăm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ... Tuy nhiên, hơn 90% các DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ và vừa nên chưa tận dụng hết được nguồn nguyên liệu và tiềm năng về lao động. Ông Phạm Văn Thành, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, việc ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các DN, như: Tăng sản lượng, chất lượng và tăng tính đồng bộ... Nếu các công ty đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thì chất lượng, số lượng sản phẩm tăng, tiết kiệm được nguồn lực, DN tiết kiệm được chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trên địa bàn tỉnh số lượng DN ứng dụng công nghệ hiện đại trong chế biến gỗ chưa nhiều.

Xác định việc ứng dụng công nghệ sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất nhanh hơn, hiệu quả hơn và tạo ra sản phẩm đa dạng mẫu mã, đồng đều về chất lượng nên Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Thanh Hoa, xã Luận Thành (Thường Xuân) đã huy động nguồn lực để đầu tư hệ thống máy ép ván sử dụng công nghệ của Đức, vận hành tự động theo quy trình khép kín. Nhờ việc ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm ván ép xuất khẩu của DN đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Anh Nguyễn Đình Hoàn, phụ trách nhà máy, cho biết: Nhận thấy trên địa bàn huyện dồi dào nguồn nguyên liệu gỗ và nguồn lao động để chế biến xuất khẩu. Năm 2018, công ty đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu, diện tích 5 ha, với giá trị đầu tư gần 50 tỷ đồng, chuyên sản xuất các mặt hàng ván ép tinh xuất khẩu đi các nước Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc. Đến nay, sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, công ty đã xuất khẩu trung bình khoảng 30.000m3 thành phẩm/năm, doanh thu ước đạt 10 triệu USD/năm, tạo việc làm cho lao động, với thu nhập từ 5,5 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Về chiến lược lâu dài, công ty đang hướng đến những thị trường xuất khẩu gỗ ở phân khúc cao hơn, như: Đức, Ý... Do đó, đòi hỏi trong sản xuất cần tự động hoá từ 80% trở lên để có được sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời, liên kết với người dân đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bền vững, tiến tới trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững).

Đa phần DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ nên việc đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế là vấn đề không dễ. Ông Phùng Văn Chấn, Phó Giám đốc điều hành Công ty CP DOKATA Thường Xuân, cho biết: Hiện tại công ty đang sản xuất 3 sản phẩm, là: Gỗ xẻ, gỗ bóc và gỗ băm. Vẫn biết giá trị kinh tế của gỗ keo sau chế biến cao gấp 3 lần so với nguyên liệu xuất thô, song vì khả năng kinh tế có hạn nên những năm đầu sản xuất công ty chưa thể đầu tư hệ thống máy ép, xẻ và hệ thống sấy hiện đại. Từ cuối năm 2018, khi bắt kịp được xu hướng của công nghệ sản xuất gỗ ván ép hiện đại, công ty đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng để nâng cấp máy móc, hệ thống sấy. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm được nâng lên, đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu, doanh thu bình quân đạt 5 tỷ đồng/tháng, tạo việc làm ổn định cho 120 lao động.

Việc đầu tư công nghệ hiện đại, hướng tới chế biến sâu các sản phẩm là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chế biến gỗ. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, chỉ một số DN đón đầu công nghệ, đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến sâu sản phẩm, như: Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Thành Nam (Như Xuân), Công ty TNHH DOKATA Thường Xuân, Công ty CP Chế biến gỗ Xuân Sơn (Thạch Thành)... Để trợ lực cho các DN chế biến gỗ phát triển, tỉnh ta đã có Đề án Phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Đồng thời, có cơ chế thu hút, khuyến khích các DN đầu tư chế biến sâu sản phẩm gỗ và lâm sản.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài và ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]