(Baothanhhoa.vn) - Nhằm nâng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, tăng cường quản lý rừng bền vững, những năm qua ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các chủ rừng Nhà nước tập trung nghiên cứu, lập kế hoạch triển khai quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC cho các diện tích rừng trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, tăng cường quản lý rừng bền vững, những năm qua ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các chủ rừng Nhà nước tập trung nghiên cứu, lập kế hoạch triển khai quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC cho các diện tích rừng trên địa bàn tỉnh.

Trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

Rừng keo của gia đình anh Trương Công Chất ở thôn Đồng Hội, xã Thành Công (Thạch Thành) được cấp chứng chỉ FSC.

Anh Trương Anh Chất ở thôn Đồng Hội, xã Thành Công (Thạch Thành), cho biết: Trước đây, do trồng rừng tự do không chú ý đến chất lượng cây giống, kỹ thuật chăm sóc, nên năng suất thấp, giá thành cũng không ổn định, thường xuyên bị thương lái ép giá. Sau khi chuyển hóa rừng keo theo tiêu chuẩn FSC, rừng keo của gia đình anh đã được quản lý chặt chẽ, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất, chất lượng gỗ được nâng cao. Độ tuổi khai thác từ 7 đến 10 năm, gỗ rừng được cấp chứng chỉ FSC có giá bán ra cao hơn rừng thường từ 10 - 15%, tính ra hiệu quả kinh tế cao hơn 1,2 đến 1,5 lần so với trước đây. Trong năm 2020, gia đình anh thu hoạch và xuất bán 7 ha keo, thu lãi gần 800 triệu đồng. Được biết, đến nay trên địa bàn huyện Thạch Thành đã chuyển hóa được 3.355 ha keo, với 1.990 hộ dân tham gia. Sản phẩm gỗ keo được Công ty CP Chế biến gỗ Xuân Sơn liên kết với Công ty CP Lâm sản Nam Định (đây là đơn vị chế biến gỗ xuất khẩu FSC sang thị trường các nước châu Âu) thu mua sản phẩm keo cho bà con.

Ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, cho biết: Hiện nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh có gần 10.300/10.300 ha rừng giao cho các hộ dân, hộ cán bộ, công nhân viên đã được cấp chứng chỉ FSC. Tham gia trồng rừng FSC, người dân được tập huấn quy trình trồng, canh tác rừng, khai thác rừng bền vững... sản phẩm gỗ của người dân được Ban Quản lý rừng Lang Chánh thu mua để sơ chế. Nhờ quản lý và sử dụng rừng bền vững, mỗi năm Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh thu mua khoảng 22.000m3 gỗ tròn. Toàn bộ số gỗ này được chia thành nhiều chủng loại, giá trị cao nhất là đóng gỗ nội thất xuất khẩu.

Tính đến tháng 10-2021, đã có 20.240 ha rừng ở các huyện Thạch Thành, Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân được tổ chức quốc tế công nhận và cấp chứng chỉ FSC. Trong đó, có 3.045 ha vầu ở Quan Sơn, 2.370 ha luồng ở Quan Hóa, 6.482 ha rừng trồng, 8.342 ha rừng tự nhiên chủ yếu ở huyện Thạch Thành và Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh. Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 có 30.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, trong đó rừng gỗ 20.000 ha, rừng tre luồng 10.000 ha.

Bài và ảnh: Khắc Công


Bài và ảnh: Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]