(Baothanhhoa.vn) - Sáng 17-9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến phòng, chống bệnh động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đồng chí Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022

Sáng 17-9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến phòng, chống bệnh động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đồng chí Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại điểm cầu Thanh Hoá.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong hơn 8 tháng đầu năm 2021 các tỉnh, thành phố đã quan tâm chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên động vật, tạo điều kiện thuận lợi cho tái đàn, tăng đàn vật nuôi và nuôi trồng thuỷ sản,; nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Cụ thể: Đàn lợn tăng 4,5%, đàn bò tăng khoảng 1,8%, đàn gia cầm tăng 4,2%; tổng sản lượng các loại thịt ước đạt 4,5 triệu tấn. Tuy nhiên, một số dịch bệnh nguy hiểm đã xảy ra gây tổn thất kinh tế hơn 1.500 tỷ đồng, như bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch tả lợn châu Phi, bệnh viêm da nổi cục…

Đối với thủy sản, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều tỉnh, thành phố, nhất là ở phía Nam thực hiện giãn cách xã hội nên việc tổ chức, kiểm tra thực địa, giám sát chủ động, chẩn đoán xét nghiệm… không được thực hiện liên tục và đầy đủ. Vì vậy, các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là đối với các loại bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, xuất huyết trên tôm, cá tra.

Các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, nhận định các loại dịch bệnh có nguy cơ xâm nhiễm và lây lan cao, nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Trung ương; khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng các dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long lóng, viêm da nổi cục… Tăng cường hướng dẫn chủ vật nuôi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng.

Cùng với đó, tạo thuận lợi cho việc sản xuất, xuất nhập khẩu, vận chuyển các loại thuốc, vắc xin thú ý, hóa chất cần thiết cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Khẩn trương kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực cán bộ thú y các cấp theo Quyết định số 414 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan thú y các cấp giai đoạn 2021-2030. Đồng thời đẩy mạnh công tác giám sát dịch bệnh chủ động đối với các bệnh nguy hiểm trên tôm, cá tra và có giải pháp xử lý triệt để.

Tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã thông tin đến hội nghị tổng đàn gia súc gia cầm của tỉnh Thanh Hoá, theo đó đàn trâu có 190 nghìn con, đàn bò 260 nghìn con, đàn lợn 1.185 triệu con và đàn gia cầm 22,4 triệu con; sản lượng thịt hơi đạt 183,45 nghìn tấn.

Trong hơn 8 tháng năm 2021, tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 3 loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đó là bệnh cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu bò và không có dịch bệnh thuỷ sản. Xác định công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản là hết sức quan trọng nên với sự tham gia của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, toàn thể Nhân dân cùng với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Chăn nuôi, nhất là Chi Cục Thú y vùng III đã luôn sát cánh, đồng hành nên đến thời điểm hiện tại tỉnh Thanh Hoá không ghi nhận ổ dịch bệnh nào trên động vật.

Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, xác định dịch bệnh trên gia súc, gia cầm sẽ có nhiều diễn biến phức tạp nên tỉnh Thanh Hoá đã sớm có kế hoạch ứng phó với dịch bệnh trên động vật, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã kiến nghị 4 nội dung đó là: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, giá cả thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo với Thủ tướng Chính phủ cho phép Cảng quốc tế Nghi Sơn được làm thủ tục xuất nhập vật nuôi sống vào Việt Nam do cảng có nhiều điều kiện thuận lợi như diện tích hơn 60 nghìn ha, có thể nhận tàu hơn 100 nghìn tấn, có cảng quốc tế Container đi các nước, và cuối cùng là đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập văn phòng trực thuộc Chi Cục Thú y vùng III để thực hiện các thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất nhập khẩu tại Cảng Quốc tế Nghi Sơn.

Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo sau hội nghị trực tuyến.

Ngay sau khi kết thúc hội nghị trực tuyến, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao việc thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật của các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh.

Trong nhiều năm trở lại đây, đây là năm đầu tiên Thanh Hoá không xuất hiện các loại bệnh dại, lở mồm long móng và bệnh thuỷ sản. Tuy nhiên, kinh phí dành cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật còn hạn chế so với bình quân cả nước.

Xác định phòng, chống dịch bệnh trên động vật là vô cùng cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên nên trong thời gian tới đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương không chủ quan, lơ là. Các địa phương cần nhanh chóng ra soát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch động vật để phát hiện sớm, xử lý nhanh gọn ở phạm vi hẹp, không để bùng dịch diện rộng và bố trí kinh phí, chủ động phòng, chống dịch bệnh. Khẩn trương triển khai công tác tiêm phòng vác xin đợt 2-2021 cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, cần rà soát lại tổng đàn để có số liệu chính xác, thống nhất để từ đó xây dựng kế hoạch chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh động vật, tiêu thụ sản phẩm động vật.

Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần xây dựng kịch bản phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, từ đó phối hợp với cơ quan thú y cấp tỉnh, các địa phương để thực hiện; điều chỉnh kế hoạch tiêm phòng cho hợp lý.

Đồng chí cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các chốt giao thông và duy trì hoạt động của đội phản ứng nhanh về phòng, chống dịch bệnh động vật.

Sở Tài chính bố trí ngân sách hợp lý cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát về nguồn gốc, giá cả vật tư, thức ăn chăn nuôi, vắc xin… Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhanh chóng xây dựng kế hoạch kiện toàn hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở, báo cáo UBND tỉnh vào cuối tháng 9-2021.

Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]