(Baothanhhoa.vn) - Ngày 4-10-2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo, tách khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. NHCSXH  - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) được thành lập theo Quyết định số 43/QĐ ngày 14-1-2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH.

Tín dụng chính sách vì mục tiêu giảm nghèo

Ngày 4-10-2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo, tách khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) được thành lập theo Quyết định số 43/QĐ ngày 14-1-2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH.

Tín dụng chính sách vì mục tiêu giảm nghèoCán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bá Thước kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay ưu đãi tại xã Trí Nang (Lang Chánh).

Gần 19 năm qua, NHCSXH Thanh Hóa luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung nguồn vốn đầu tư cho vay theo các chương trình của Chính phủ, từ đó giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với phương châm tăng trưởng dư nợ đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, hàng năm, ngân hàng luôn chủ động tham mưu cho các thành viên ban đại diện HĐQT NHCSXH Thanh Hóa, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp và các cơ quan liên quan nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp bảo đảm an toàn nguồn vốn tín dụng chính sách. Việc cho vay, thu nợ, thu lãi được cán bộ ngân hàng thực hiện giao dịch trực tiếp tại các điểm giao dịch tại UBND cấp xã với thủ tục hành chính nhanh gọn, đúng quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn. Từ đồng vốn ưu đãi của NHCSXH Thanh Hóa, cuộc sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh đã không ngừng được nâng lên.

Từ 2 chương trình tín dụng nhận bàn giao là chương trình cho vay học sinh sinh viên từ Ngân hàng Công Thương, với dư nợ 2,386 tỷ đồng; chương trình cho vay giải quyết việc làm, với dư nợ 46,916 tỷ đồng, đến nay, NHCSXH Thanh Hóa đã triển khai 19 chương trình tín dụng, tổng dư nợ 10.205,3 tỷ đồng, với hơn 253 nghìn hộ đang vay vốn. Có thể khẳng định, tín dụng chính sách đã phát huy được hiệu quả, là trụ cột trong công tác giảm nghèo những năm qua. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hơn 1.107,5 nghìn lượt hộ được vay vốn, với doanh số cho vay đạt 21.991,4 tỷ đồng để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống, thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững; tín dụng chính sách đã hỗ trợ người dân khu vực nông thôn xây dựng được 287,4 nghìn công trình nước sạch và 261,7 công trình vệ sinh; giúp hơn 218,9 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính...

Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao điều kiện sống cho người dân; góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các vùng khác và quan trọng nhất là thông qua đầu tư vốn tín dụng chính sách đã nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, giai đoạn 2001-2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35,72% xuống còn 27,02%; giai đoạn 2006-2010 đã giảm từ 27,02% xuống còn 24,86%; giai đoạn 2011-2015 giảm từ 24,86% xuống còn 13,12% (tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân gần 3 - 4% mỗi năm); giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,2% mỗi năm; đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,2%. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2020 đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đề ra.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lê Hữu Quyền, Giám đốc NHCSXH Thanh Hóa, cho biết: NHCSXH cùng với cấp ủy, chính quyền các cấp chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhanh và hiệu quả nhất, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiệu quả tín dụng chính sách không chỉ là con số tăng trưởng, dư nợ mà cao hơn hết là chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.

Chính vì thế, suốt gần 19 năm qua, cán bộ NHCSXH luôn luôn tự ý thức “rèn đức, luyện nghề, sáng tạo”, ý chí, khát vọng với phương châm “Thấu hiểu lòng dân - Tận tâm phục vụ” để vốn tín dụng chính sách đến nhanh hơn, kịp thời hơn với hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]