(Baothanhhoa.vn) - Nằm ngay trong TP Thanh Hóa đang phát triển năng động, nhu cầu phát triển các khu đô thị cũng như quá trình đô thị hóa tại vùng di tích Hàm Rồng – núi Đọ là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, miền thắng tích này có dày đặc di tích lịch sử nổi tiếng với nhiều di chỉ khảo cổ nên việc phát triển dân cư và các khu đô thị phải bảo đảm không phá vỡ không gian di sản, đồng thời có tính kết nối quá khứ và tương lai...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tìm giải pháp phát triển đô thị hài hòa trong vùng thắng tích Hàm Rồng – núi Đọ

Nằm ngay trong TP Thanh Hóa đang phát triển năng động, nhu cầu phát triển các khu đô thị cũng như quá trình đô thị hóa tại vùng di tích Hàm Rồng – núi Đọ là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, miền thắng tích này có dày đặc di tích lịch sử nổi tiếng với nhiều di chỉ khảo cổ nên việc phát triển dân cư và các khu đô thị phải bảo đảm không phá vỡ không gian di sản, đồng thời có tính kết nối quá khứ và tương lai...

Tìm giải pháp phát triển đô thị hài hòa trong vùng thắng tích Hàm Rồng – núi Đọ

Vùng hoa xã Đông Cương là cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ cao ngay trong vùng di tích Hàm Rồng – núi Đọ.

Vùng di sản xứng tầm thế giới

Nhận thấy những giá trị khảo cổ và lịch sử to lớn, từ năm 1962, Bộ Văn hóa – Thông tin khi ấy đã xác định Hàm Rồng là vùng di tích “Bất khả xâm phạm”. Sau này, người ta càng phát hiện thêm nhiều giá trị lịch sử ở các vùng đất lân cận của khu vực. Ngày 5-3-2013, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 396/QĐ-TTg “Phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa”. Việc quy hoạch cấp Nhà nước này hướng đến mục tiêu: Làm rõ và tích hợp giá trị văn hóa Đông Sơn, lịch sử văn hóa các công trình văn hóa tín ngưỡng, dân gian và lịch sử cách mạng của khu vực được coi là một trong những cái nôi của người Việt. Mọi sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng phải theo nguyên tắc bảo tồn di tích và phát triển du lịch bền vững.

Không những vậy, trên bình đồ toàn khu vực Hàm Rồng - núi Đọ, thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này một vẻ đẹp hài hòa, phong cảnh hữu tình, có núi, có sông, có rừng, lại có lợi thế nằm ngay tại tỉnh lỵ sầm uất nhất xứ Thanh. Toàn bộ chuỗi giá trị văn hóa – lịch sử được phân bổ chạy dọc hai dòng sông lớn nhất tỉnh là sông Mã và sông Chu. Nếu xác định phường Tào Xuyên hiện tại là cửa ngõ kết nối thì khu vực phường Đông Cương và phường Hàm Rồng là trung tâm của vùng thắng tích. Ngoài núi Hàm Rồng, khu vực còn có núi Voi, núi Đọ, xa xa có núi Rừng Thông thuộc huyện Đông Sơn. Riêng núi Đọ, đã mang trong mình giá trị khảo cổ to lớn bởi đây là nơi phát hiện các di chỉ của người Việt cổ và nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, hiện còn bàn chân tiên, còn hố khai quật nhiều hiện vật của người tiền sử. Khu vực xã Thiệu Dương còn nhiều dấu tích thành cổ Tư Phố - Trấn Thành. Cách đó không xa là một vùng tôn giáo - tín ngưỡng với các đền chùa và hệ thống núi Bàn A - Vồm - Bằng Trình...

Đặc biệt, khu vực núi Hàm Rồng không chỉ là di chỉ khảo cổ học với ý nghĩa quốc tế, gắn với những hiện vật của nền văn hóa Đông Sơn và cái nôi của người Việt Cổ, mà còn là một di tích cách mạng nổi tiếng trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Mở rộng ra toàn vùng, có thể nói, miền thắng tích Hàm Rồng – núi Đọ mang một giá trị khảo cổ và lịch sử có một không hai với những đặc trưng riêng, hàm chứa tiềm năng phát triển du lịch lâu dài nếu biết phát huy những giá trị sẵn có. Chính vì vậy, việc phát triển đô thị nơi đây phải được xem xét kỹ lưỡng, có tính chất đặc thù để phát triển bền vững.

Đô thị kết nối quá khứ và tương lai

Khu vực Hàm Rồng - núi Đọ được xác định là một phần không thể tách rời của TP Thanh Hóa trong mục tiêu tìm sự liên kết phát triển kinh tế - xã hội với các dòng sông mà tỉnh và TP Thanh Hóa đang hướng đến. Cần phải xác định rõ, khu vực giữa TP Thanh Hóa và sông Mã này sẽ tạo ra một không gian hấp dẫn và dễ dàng tiếp cận để phục vụ nhu cầu phát triển chung; tạo ra xương sống phát triển dọc các dòng sông như nhiều đô thị khác ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, mọi mục đích phát triển các khu dân cư và đô thị nơi đây phải tuân thủ nguyên tắc là không làm ảnh hưởng và là điều kiện để phát huy các di tích trong vùng.

Trên tinh thần đó, từ tháng 4-2018, UBND tỉnh đã có Quyết định 1259/QĐ-UBND “Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu 1/2000 Khu vực Hàm Rồng - núi Đọ thuộc vành đai xanh phía Tây Bắc TP Thanh Hóa”. Việc thu thập các thông tin, nghiên cứu mọi khía cạnh liên quan để quy hoạch phát triển bền vững toàn vùng được UBND tỉnh giao cho đơn vị chuyên môn là Liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tam Sơn và Công ty TNHH Thịnh Phát Hà Nội (thuộc Tập đoàn T&T). Qua quá trình nghiên cứu, thuê các chuyên gia tư vấn thiết kế quốc tế, đồng thời xin ý kiến các ngành liên quan, vừa qua, quy hoạch tổng thể phát triển khu vực Hàm Rồng - núi Đọ đã được trình UBND tỉnh lần cuối. Theo đó, việc quy hoạch chung được lập trên phạm vi các phường Tào Xuyên, Hàm Rồng, Đông Cương và các xã: Thiệu Vân, Thiệu Khánh, Thiệu Dương, Đông Lĩnh (TP Thanh Hóa); Thiệu Tân (nay thuộc xã Tân Châu), Thiệu Giao (Thiệu Hóa); Đông Tiến và thị trấn Rừng Thông (Đông Sơn) với tổng diện tích gần 4.330 ha. Những khu đô thị hiện hữu sẽ được cải tạo, xây mới theo định hướng để trở thành các khu đô thị xanh, hài hòa trong vùng du lịch và di tích.

Qua phân tích hiện trạng, hiện khu vực này nằm giữa những vùng đất canh tác với tầm nhìn bao trùm lên khung cảnh hùng vỹ của vùng núi Hàm Rồng. Kỳ vọng về một đô thị gắn với phát triển du lịch với điểm nhấn ven sông (phía Đông) và các dãy núi bao bọc, cụ thể: Phía Bắc giáp núi Đọ, Rừng Thông án ngữ phía Tây Nam, đồi Quyết Thắng và núi Voi tạo nên vẻ đẹp giữa lòng đô thị.

Về phát triển lâu dài, đơn vị tư vấn và các chuyên gia quy hoạch nước ngoài đã vạch ra những kiểu đô thị phù hợp với điều kiện thực tế của từng phân khu. Trong tương lai, ở từng khu vực, các khu đô thị và công trình công cộng dự kiến sẽ được xây dựng theo một lối kiến trúc phù hợp. Khu vực phường Tào Xuyên sẽ trở thành một “Công viên đương đại ven sông” với các khu đô thị sinh thái, gắn với phát triển hiện đại, các khu công nghệ cao cho toàn TP Thanh Hóa. Nơi đây cũng chính là trung tâm dịch vụ, du lịch, lưu trú và văn phòng cao cấp với hệ thống các vila, liên kế, liên kế thương mại... để giảm tải cho khu vực trung tâm TP Thanh Hóa. Xã Đông Lĩnh được quy hoạch là đô thị có tính chất công viên nông nghiệp gắn với vùng nông nghiệp sinh thái, đồng thời là cửa ngõ phía Tây Nam toàn vùng. Núi Đọ và các khu vực xung quanh của các xã: Thiệu Vân, Thiệu Dương, Thiệu Khánh sẽ là vùng đô thị có tính chất công viên lịch sử. Cùng với khu vực Hàm Rồng hiện tại, phường Đông Cương sẽ là đô thị di sản khảo cổ.

Mong muốn của tỉnh cũng như các nhà quy hoạch là tạo nên một khu vực mở rộng phát triển lan tỏa từ trung tâm TP Thanh Hóa. Đây cũng chính là giải pháp khơi dậy tiềm năng và bảo tồn các di tích để phát triển du lịch, góp phần phát triển đô thị bền vững cho vùng.

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài Và Ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]