(Baothanhhoa.vn) - Để khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, người dân đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người sản xuất.

Tích tụ, tập trung đất đai để thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất

Để khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, người dân đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người sản xuất.

Tích tụ, tập trung đất đai để thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất

Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa 1 đang được đầu tư xây dựng.

Thời gian qua, huyện Ngọc Lặc đã triển khai thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, thu hút các dự án đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Đến nay, diện tích liên kết sản xuất và bao tiêu các sản phẩm trồng trọt của toàn huyện đạt gần 5.000 ha, với các doanh nghiệp: Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty CP Sản xuất, chế biến nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh (chủ đầu tư Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh), các trang trại bò sữa và các HTX dịch vụ nông nghiệp... Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các trang trại liên kết chăn nuôi gà với Công ty CP Nông sản Phú Gia phục vụ chế biến, xuất khẩu theo chuỗi công nghệ cao - 4A tại các xã Minh Tiến, Lam Sơn; các dự án chăn nuôi và sản xuất giống lợn công nghệ cao của Công ty CP Xuân Thiện Thanh Hóa (thuộc Tập đoàn Xuân Thiện), với quy mô 180.000 con lợn thịt (trong đó thường xuyên có 5.600 lợn nái sinh sản, 29.000 lợn con sau cai sữa, 54.000 lợn khác các loại); trang trại của Công ty CP Phát triển nông nghiệp sạch KP Phúc Thịnh với quy mô 3.000 lợn nái...

Bà Phan Thị Hà, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Ngọc Lặc, cho biết: Nhờ đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, huyện Ngọc Lặc đã thu hút được các doanh nghiệp đầu tư hình thành các vùng sản xuất tập trung quy quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; sản xuất hàng hóa, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Từng bước xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh để nâng cao hiệu quả sản xuất; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân.

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 11-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đến nay, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao toàn tỉnh đạt 38.928,7 ha và thu hút được 924 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai thông qua các hình thức thuê đất, nhận chuyển nhượng và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của các hộ dân để đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao. Tập trung giải quyết nhanh, gọn thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư và thường xuyên theo dõi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện thành công các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia các diễn đàn, hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại trong và ngoài nước để quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tích cực kiểm tra, kiểm soát, quản lý vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp và chất lượng sản phẩm; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và uy tín của doanh nghiệp. Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cơ chế, chính sách phát triển chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các khu sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản... Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp liên kết với các HTX, tổ hợp tác, hộ nông dân để tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao theo chuỗi giá trị...

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]