(Baothanhhoa.vn) - Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, kết nối giữa người sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, hình thành mối liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại trong sản xuất nông nghiệp

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, kết nối giữa người sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, hình thành mối liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Sản phẩm nông nghiệp của Công ty TNHH thực phẩm sạch Phúc Vinh (Tĩnh Gia) được giới thiệu tại hội nghị kết nối cung – cầu do UBND tỉnh tổ chức hồi tháng 4-2018.

Hiện nay, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh tương đối đa dạng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, như: Lúa gạo chất lượng cao; rau an toàn; mía đường; cây ăn quả; bò sữa, bò thịt chất lượng cao, lợn hướng nạc, gà lông màu, con nuôi đặc sản; tôm thẻ chân trắng, ngao, cá rô phi, sản phẩm hải sản khai thác xa bờ... Mặc dù vậy, công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và chưa được thực hiện thường xuyên. Phần lớn các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh còn tiêu thụ dưới dạng thô hoặc qua sơ chế, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, ít sản phẩm có tem nhãn, mã vạch mã số nên chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh phần lớn do thương lái vận chuyển về các địa phương trong tỉnh bán ở các chợ truyền thống hoặc các tỉnh để tiêu thụ. Việc quảng bá giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh tới người tiêu dùng và các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh trong và ngoài tỉnh còn hạn chế, nên chưa thu hút được các nhà đầu tư, các nguồn lực cho phát triển, mở rộng sản xuất các sản phẩm có lợi thế của tỉnh, dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa khuyến khích được người sản xuất.

Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, những năm qua, các ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương đã tích cực hoạt động hỗ trợ kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; thu hút doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân thông qua hợp đồng kinh tế. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường cũng được quan tâm thường xuyên. Hàng năm, UBND tỉnh tổ chức hội nghị kết nối cung – cầu các sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các địa phương, đơn vị giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng, có thương hiệu của địa phương, đơn vị mình, để từ đó tìm kiếm đối tác bao tiêu sản phẩm và khai thác tiềm năng thị trường tiêu thụ. Cũng qua các hoạt động kết nối cung – cầu nói trên mà nhiều hợp đồng giữa các đơn vị sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm đã được ký kết, từng bước đáp ứng được yêu cầu và đem lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Thông qua hoạt động kết nối cung cầu, các đơn vị sản xuất tìm được đầu ra ổn định để mạnh dạn đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô; các doanh nghiệp tiêu thụ tìm được nguồn hàng chất lượng để yên tâm mở rộng thị trường. Hàng năm, sản phẩm cung ứng, tiêu thụ thông qua các hợp đồng kết nối cung cầu ký kết đạt khoảng 30.000 tấn gạo; gần 8.000 tấn rau, củ, quả; 3.400 tấn thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm từ thịt; 20 triệu quả trứng gia cầm; 1.200 tấn thủy sản (tươi sống và đông lạnh); 1,4 triệu lít nước mắm; 40 tấn sản phẩm dạng mắm... Nhiều sản phẩm đã tìm được đầu ra ổn định thông qua hệ thống các siêu thị (Big C, Coo.op Mart, Tân Thành Phát...) và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh. Để hoạt động xúc tiến thương mại trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, tỉnh cần hỗ trợ các cơ sở sản xuất cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao kiến thức cho người trực tiếp sản xuất, sơ chế và chế biến. Áp dụng đầy đủ các quy trình sản xuất tiên tiến, khuyến khích việc dán tem nhận diện sản phẩm, đăng ký mã vạch mã số cho sản phẩm, gắn trách nhiệm của cơ sở sản xuất với chất lượng sản phẩm. Đồng thời, các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm sạch từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ nông sản thực phẩm, có biện pháp xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất sản phẩm nông sản kém chất lượng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm đảm bảo an toàn, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có uy tín với người tiêu dùng biết ủng hộ và mua sử dụng sản phẩm. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xúc tiến thương mại nông sản; tham gia các hội chợ do các bộ, ngành Trung ương, các địa phương và các tổ chức nước ngoài tổ chức; tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo cơ hội để các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác... gặp gỡ, trao đổi, ký kết hợp đồng hợp tác và quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của tỉnh.


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]