(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 34 đô thị (1 đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV, 30 đô thị loại V) và tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 36%. Thực tế cho thấy, hệ thống đô thị Thanh Hóa đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo động lực cho tăng trưởng vùng và địa phương. Diện mạo đô thị đang dần khởi sắc, hệ thống hạ tầng đô thị được cải thiện rõ rệt; nhiều đô thị cũ được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng; nhiều đô thị mới, quy mô lớn ra đời, với những công trình kiến trúc hiện đại.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển đô thị

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 34 đô thị (1 đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV, 30 đô thị loại V) và tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 36%. Thực tế cho thấy, hệ thống đô thị Thanh Hóa đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo động lực cho tăng trưởng vùng và địa phương. Diện mạo đô thị đang dần khởi sắc, hệ thống hạ tầng đô thị được cải thiện rõ rệt; nhiều đô thị cũ được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng; nhiều đô thị mới, quy mô lớn ra đời, với những công trình kiến trúc hiện đại.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển đô thịMột góc TP Thanh Hóa.

Tỉnh ta đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%, đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%. Đến năm 2025, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; có chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm tối thiểu 100% đô thị loại IV trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị. Tỷ lệ giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 11% - 16% vào năm 2025, khoảng 16% - 26% vào năm 2030. Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 6 - 8m2 vào năm 2025, khoảng 8 - 10m2 vào năm 2030. Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại đô thị đạt tối thiểu 28m2 vào năm 2025, đến năm 2030 đạt tối thiểu 32m2. Đến năm 2025 hạ tầng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình tại đô thị, cập nhật dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại di động thông minh, tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%. Đến năm 2030, phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cáp quang, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G, tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%. Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GRDP của cả tỉnh khoảng 75% vào năm 2025, khoảng 85% vào năm 2030; xây dựng TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn trở thành đô thị thông minh.

Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh ta đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo thuận lợi cho công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị. Đồng thời, tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực đất đai, đầu tư, quy hoạch, phát triển đô thị, kiến trúc và xây dựng. Xây dựng, sửa đổi và bổ sung các quy chế, quy định, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của tỉnh cho phù hợp với quy định của Trung ương và tình hình thực tế. Tạo môi trường tốt nhất cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân thực hiện các hoạt động quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, nhà ở trên địa bàn tỉnh. Đi đôi với đó, tỉnh phối hợp với các bộ, ngành Trung ương hoàn thiện các chính sách, pháp luật về đất đai, đầu tư, quy hoạch, phát triển đô thị, kiến trúc, xây dựng... bảo đảm minh bạch, thống nhất, loại bỏ các mâu thuẫn, chồng chéo, nhất là trong giải quyết, xử lý những vấn đề vướng mắc, bất cập trong thực tiễn của tỉnh và những vấn đề có tính liên ngành, liên vùng. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi về nhà ở, nhất là nhà ở xã hội. Khuyến khích việc hình thành, phát triển các quỹ phát triển nhà ở và bất động sản; có chính sách ưu đãi, khuyến khích đủ mạnh để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng nhà ở, nhà cho thuê đối với người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình và cải tạo, chỉnh trang đô thị, xóa bỏ nhà tạm, khu ở phi chính thức, lụp xụp tại các đô thị. Đổi mới toàn diện phương pháp, quy trình, nội dung và sản phẩm quy hoạch đô thị theo hướng toàn diện, có tính chiến lược, tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững. Bảo đảm tính đồng bộ, liên tục, thống nhất, đầy đủ, tích hợp của hệ thống quy hoạch, gắn kết chặt chẽ quy hoạch đô thị với quy hoạch nông thôn; phân định rõ trong nội dung quy hoạch đô thị và áp dụng các công trình kiểm soát phát triển theo quy hoạch và kế hoạch, gắn quy hoạch đô thị với nguồn lực thực hiện. Tổ chức quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, vùng đô thị, nhất là quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu công cộng, quy hoạch quản lý sử dụng không gian nổi, không gian ngầm và hệ thống công trình ngầm đô thị phù hợp với các chiến lược, quy hoạch kế hoạch, bảo đảm quốc phòng – an ninh. Thực hiện phân loại đất đô thị theo quy hoạch đô thị, bảo đảm đúng mục đích sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị đã được phê duyệt và các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Kiểm soát chặt chẽ quy trình chuyển đổi đất nông thôn thành đất đô thị theo quy hoạch và chương trình phát triển đô thị. Hoàn thiện các quy định, chế tài để xử lý các vi phạm trong công tác quy hoạch đô thị, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành có liên quan trong công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị. Đi đôi với đó, tỉnh ta tiếp tục tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt. Xây dựng các đô thị động lực, đô thị trung tâm vùng liên huyện, đóng vai trò là hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng, tạo sự kết nối, lan tỏa giữa các đô thị trung tâm vùng của tỉnh và các đô thị động lực của khu vực. Nâng cao khả năng chống chọi thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, thuận tiện về giao thông, cung cấp nước ngọt, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc lấn biển để phát triển đô thị. Ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ (loại V), vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị - nông thôn. Phát triển các đô thị có giá trị về di sản, du lịch, đô thị gắn với những địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, chương trình về phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và nâng cấp đô thị, phát triển các vùng đệm xanh xung quanh các đô thị... xây dựng nông thôn mới phù hợp với định hướng đô thị hóa.

Trong quá trình phát triển đô thị, tỉnh ta chú trọng đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu... Đi đôi với đó là xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị. Nghiên cứu, sắp xếp, sáp nhập, thành lập mới đơn vị hành chính đô thị bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, có lộ trình cụ thể, phù hợp với quy hoạch và tình hình thực tế của tỉnh. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước đầu mối về phát triển đô thị ở tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Thực hiện phân cấp và trao quyền nhiều hơn cho các huyện, thị xã, thành phố trong quản lý đô thị. Nâng cao năng lực, hiệu quả và tính chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của chính quyền đô thị các cấp. Xây dựng vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành gắn với nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức về quản lý đô thị. Đồng thời, thực hiện phát triển kinh tế khu vực đô thị; đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị. Xây dựng, triển khai các chương trình, đề án tái thiết đô thị để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triển kinh tế khu vực đô thị. Kiểm soát và sử dụng hiệu quả giá trị gia tăng từ đất khi hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư mở rộng và khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường nhằm tạo nguồn thu cho đô thị... Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp chế tạo tiên tiến, có tính chiến lược và các hoạt động kinh tế mới, như kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế du lịch, kinh tế thể thao... tại các đô thị lớn trên địa bàn tỉnh. Phát triển các loại hình dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với nông nghiệp, nông thôn và phục vụ đời sống Nhân dân tại các đô thị nhỏ.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]