(Baothanhhoa.vn) - Năm 2021, tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch thành lập 3.000 doanh nghiệp (DN) mới. Công tác phát triển DN từ năm 2021 trở đi cũng được đánh Ngiá là có nhiều thuận lợi khi mà nhận thức về công tác phát triển DN của cấp ủy, chính quyền các địa phương đã được nâng lên. Các ngành, các địa phương đã chủ động vận dụng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp cũng như tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thành lập doanh nghiệp mới

Năm 2021, tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch thành lập 3.000 doanh nghiệp (DN) mới. Công tác phát triển DN từ năm 2021 trở đi cũng được đánh Ngiá là có nhiều thuận lợi khi mà nhận thức về công tác phát triển DN của cấp ủy, chính quyền các địa phương đã được nâng lên. Các ngành, các địa phương đã chủ động vận dụng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp cũng như tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thành lập doanh nghiệp mới

Thu hút doanh nghiệp vào sản xuất tại Cụm công nghiệp Vĩnh Minh (Vĩnh Lộc) đã tạo ra hàng hóa giá trị gia tăng cao và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Tính đến hết tháng 3-2021, huyện Hậu Lộc là 1 trong 13 địa phương có số DN thành lập mới tăng 9,1% so với cùng kỳ, với 12 DN được thành lập mới. Được biết, ngoài các cơ chế, chính sách của Trung ương, UBND tỉnh, thì huyện Hậu Lộc cũng đã xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển DN nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức và tạo động lực phát triển DN trên địa bàn. Theo đó, Ban Chỉ đạo phát triển DN địa phương đã thực hiện “Bám cơ sở, tuyên truyền giải thích và tư vấn tại chỗ”, đồng thời, đa dạng hóa phương thức tuyên truyền, tập trung về những lợi ích khi thành lập DN so với loại hình hộ kinh doanh, rủi ro khi hoạt động kinh doanh cá thể nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể chuyển sang hoạt động theo mô hình DN. Thủ tục hành chính trong thành lập DN đã được rút gọn và đơn giản tới mức tối đa, giảm thời gian đi lại cũng như chi phí của DN; tạo điều kiện về quỹ đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng để khuyến khích phong trào khởi nghiệp và hỗ trợ DN mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Tại huyện Nga Sơn, năm 2021, địa phương xây dựng kế hoạch thành lập mới từ 50 DN trở lên, nâng tổng số DN đang hoạt động lên hơn 400 DN. Để thực hiện tốt mục tiêu này, ngay từ đầu năm, tổ công tác phát triển DN của huyện đã trực tiếp đến từng DN, hộ kinh doanh để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; thực hiện tuyên truyền, vận động hỗ trợ hộ đủ điều kiện chuyển đổi lên mô hình DN; đồng thời, tăng cường giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và các thủ tục liên quan để DN đầu tư phát triển. Với kết quả 10 DN được thành lập mới, địa phương đang tiếp tục triển khai các kế hoạch đào tạo, tư vấn, bồi dưỡng kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo DN, thúc đẩy tinh thần lập thân, lập nghiệp trong các tầng lớp Nhân dân. Đồng thời, phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị như hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên... để phát hiện các nhân tố, nuôi dưỡng thành lập DN.

Theo thống kê từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 3-2021, toàn tỉnh thành lập được 600 DN mới, đạt 20% kế hoạch và bằng 96,2% so với cùng kỳ. Những tháng đầu năm, việc huy động nguồn vốn tư nhân vào đầu tư phát triển sản xuất gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã tác động không nhỏ đến thành lập mới DN. Do đó, ngoài một số địa phương đang có lợi thế về phát triển hạ tầng trong giai đoạn này, phần lớn các huyện, thị xã, thành phố đều đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển DN đề ra.

Bên cạnh đó, phát triển DN mới cũng còn không ít khó khăn bởi đa số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, nhiều hộ còn e ngại thành lập DN. Quy mô các DN thành lập mới còn nhỏ, tỷ lệ DN mới phát triển bền vững còn thấp, việc thành lập DN chưa cân đối về lĩnh vực ngành nghề, vùng, địa phương. Một số địa phương có tình trạng phát triển DN mới theo phong trào, thành tích, dẫn đến nhiều hộ cá thể thành lập DN trong tình trạng “chín ép”, trong khi chưa hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để vận hành DN hoạt động hiệu quả.

Trước thực tế này, nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển DN mới đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương triển khai, như: Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ tư vấn hỗ trợ phát triển DN, tăng cường hỗ trợ các thủ tục liên quan đến kế toán, thuế, ưu đãi vốn vay... cho DN. Bên cạnh đó, hướng đến nền hành chính phục vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai các hoạt động dịch vụ tiện ích hỗ trợ đăng ký DN, giúp giảm bớt số lần đi lại, số lần thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký DN tại cơ quan đăng ký kinh doanh, giúp giảm bớt áp lực công việc cho cả phía DN và cơ quan đăng ký kinh doanh, cán bộ hỗ trợ phát triển DN.

Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì phối hợp với các ngành, đơn vị xây dựng Đề án phát triển DN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, với nhiều giải pháp cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích phát triển DN. Với sự hưởng ứng tích cực và trách nhiệm từ các địa phương, sẽ là điều kiện thuận lợi để tỉnh Thanh Hóa thực hiện tốt công tác phát triển DN trên địa bàn trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]