(Baothanhhoa.vn) - Bản Thổ, xã Hóa Quỳ (Như Xuân) được thành lập năm 2020. Khởi đầu trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, tuy nhiên HTX đã tận dụng ngay không gian mạng để phát triển việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Chị Nguyễn Lê Ngọc Linh, giám đốc HTX Bản Thổ, xã Hóa Quỳ, cho biết: Hiện nay, đa phần người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm trên mạng Internet. Do đó, ngay khi thành lập, chúng tôi đã tích cực quảng bá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử và các mạng xã hội như facebook, zalo. Cũng nhờ tận dụng tốt hình thức này, 2 năm vừa qua, hoạt động của HTX vẫn giữ vững trước bối cảnh khó khăn do dịch bệnh. Năm 2022, HTX dự định đưa ra thị trường khoảng 20 tấn mật ong lên men, với 100% cách tiếp cận thông qua ứng dụng số.

Thúc đẩy chuyển đổi số tại các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp

Bản Thổ, xã Hóa Quỳ (Như Xuân) được thành lập năm 2020. Khởi đầu trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, tuy nhiên HTX đã tận dụng ngay không gian mạng để phát triển việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Chị Nguyễn Lê Ngọc Linh, giám đốc HTX Bản Thổ, xã Hóa Quỳ, cho biết: Hiện nay, đa phần người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm trên mạng Internet. Do đó, ngay khi thành lập, chúng tôi đã tích cực quảng bá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử và các mạng xã hội như facebook, zalo. Cũng nhờ tận dụng tốt hình thức này, 2 năm vừa qua, hoạt động của HTX vẫn giữ vững trước bối cảnh khó khăn do dịch bệnh. Năm 2022, HTX dự định đưa ra thị trường khoảng 20 tấn mật ong lên men, với 100% cách tiếp cận thông qua ứng dụng số.

Thúc đẩy chuyển đổi số tại các HTX trong lĩnh vực nông nghiệpMở rộng quảng bá sản phẩm trên ứng dụng số giúp HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) gia tăng đáng kể lượng hàng hóa tiêu thụ.

Được biết, trong vài năm gần đây, trước ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh cũng đã nhanh nhạy ứng dụng môi trường số để đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, đem lại hiệu quả thiết thực. So với các phương thức tiêu thụ truyền thống, các kênh bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử như: Postmart.vn, Lazada, Shopee; phần mềm kết nối cung - cầu nongsanantoanthanhhoa.vn; các trang mạng xã hội như: zalo, facebook đã mở thêm cơ hội mới, giúp các HTX giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng không giới hạn không gian qua môi trường mạng.

Ông Lê Đình Tú, giám đốc HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn), cho biết: Bên cạnh các phương thức kinh doanh truyền thống, vài năm gần đây, chúng tôi đã tiến hành số hóa, đưa hình ảnh, thông tin các sản phẩm do HTX sản xuất lên sàn thương mại điện tử, các nền tảng Internet, mạng viễn thông di động và mạng mở khác. Phương thức này đặc biệt có tác dụng đối với các sản phẩm đã được công nhận là sản phẩm OCOP.

Mặc dù, hiệu quả của chuyển đổi số đã được khẳng định rõ ràng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung, cũng như trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tiếp cận các ứng dụng số đối với các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp được đánh giá là còn chậm. Theo khảo sát của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) cho thấy, có hơn 90% số HTX được hỏi đều đã từng được nghe và biết đến cụm từ “chuyển đổi số” và hiệu quả mang lại của chuyển đổi số đối với sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hạn chế về trình độ tin học, nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực vận hành khiến hoạt động chuyển đổi số tại các HTX chưa được như kỳ vọng.

Theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa, chuyển đổi số tại các HTX trên địa bàn tỉnh hiện vẫn mới dừng lại ở mức độ manh nha. Trong khâu sản xuất, hiện mới có một số HTX ứng dụng công nghệ 4.0 trong các khâu điều khiển hệ thống tưới tự động, hoặc HTX dịch vụ nông nghiệp và cơ giới hóa Đông Tiến (Đông Sơn) có hệ thống nhà màng trồng lan hồ điệp có hệ thống điều khiển ra hoa tại chỗ. Trong tiêu thụ sản phẩm, một số HTX đã tích cực tận dụng nền tảng số nhưng vẫn chưa rộng khắp, còn nhỏ lẻ, cục bộ.

Cũng theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh, với đặc thù sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay, các HTX chính là “cánh tay nối dài” giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp; đồng thời, giúp cung cấp các vật tư đầu vào, hướng dẫn người dân sản xuất theo quy trình, bảo đảm đầu ra cho các nông sản. Do vậy, ứng dụng chuyển đổi số sẽ giúp các HTX sớm nâng cao trình độ sản xuất, đặc biệt là phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.

Được biết, để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số tại các HTX, Liên minh HTX tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số, nhằm nâng cao nhận thức cho Nhân dân, các HTX về quá trình tất yếu của chuyển đổi số và lợi ích của việc phát triển nền kinh tế số. Đồng thời, kiến nghị các bộ, ngành Trung ương ban hành các chính sách khuyến khích HTX ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ thông tin, công nghệ số vào quản lý, điều hành và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX. Hỗ trợ HTX đổi mới công nghệ, nâng cấp trang thiết bị, nhất là hệ thống máy tính và mạng viễn thông để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, đi tắt, đón đầu trong tiếp cận khoa học - công nghệ. Bên cạnh đó, đơn vị sẽ cùng với các ngành liên quan hỗ trợ các HTX tập huấn kiến thức vận hành, hướng dẫn quy cách đóng gói, bao bì, quy trình bảo đảm an toàn thực phẩm để sẵn sàng tham gia trên các sàn thương mại điện tử.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]