(Baothanhhoa.vn) - Sáng 24 - 4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn, đã có cuộc kiểm tra, làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình tái đàn, khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn sau Dịch tả lợn châu Phi. Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, tiếp và làm việc với đoàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến làm việc tại Thanh Hóa

Sáng 24 - 4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn, đã có cuộc kiểm tra, làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình tái đàn, khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn sau Dịch tả lợn châu Phi. Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, tiếp và làm việc với đoàn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến làm việc tại Thanh Hóa

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác tái đàn lợn tại xã Nga thủy (Nga Sơn).

Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế về tình hình chăn nuôi lợn, các giải pháp tái đàn và những vấn đề liên quan tại huyện Nga Sơn. Trong buổi làm việc tại UBND tỉnh, lãnh đạo Sở NN&PTNT đã báo cáo với đoàn các nội dung liên quan. Theo đó, đầu năm 2019, trước khi xảy ra Dịch tả lợn châu Phi, Thanh Hóa có hơn 1,2 triệu con lợn. Khi dịch bệnh được kiểm soát vào đầu năm 2020, tổng đàn giảm còn hơn 955,4 nghìn con, chiếm 80% tổng đàn trước dịch. Đến thời điểm hiện tại, đàn lợn đã tăng lên gần 1,15 triệu con sau hơn 3 tháng đẩy mạnh tái đàn, bằng 96% trước khi dịch bệnh xảy ra.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến làm việc tại Thanh Hóa

Toàn cảnh buổi làm việc tại UBND tỉnh.

Về công tác tái đàn lợn sau dịch, ngay từ khi đang có Dịch tả lợn châu Phi, tỉnh Thanh Hóa đã đặc biệt quan tâm để giữ bằng được đàn lợn trong hệ thống trang trại, đàn lợn giống. Tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ giữ an tòan dịch bệnh và duy trì bằng được đàn lợn ông bà... để sau khi kết thúc dịch bệnh, sẽ có điều kiện khôi phục đàn lợn một cách nhanh nhất. Do đó, công tác tái và khôi phục đàn lợn của tỉnh đã có nhiều thuận lợi, triển khai nhanh và hiệu quả. Sở NN&PTNT cũng đã tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện công tác tái đàn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến làm việc tại Thanh Hóa

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo các nội dung liên quan.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tái đàn lợn, trong đó có khuyến khích đầu tư sản xuất con giống; kêu gọi các doanh nghiệp liên kết để sản xuất gắn với tiêu thụ lợn thương phẩm; hướng dẫn chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung; thực hiện các chính sách hỗ trợ chăn nuôi và tái đàn…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến làm việc tại Thanh Hóa

Đại diện lãnh đạo Cục Thú Y phát biểu tại buổi làm việc.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền cảm ơn Bộ NN&PTNT, cá nhân đồng chí thứ trưởng cũng như các cơ quan của Bộ đã quan tâm, hỗ trợ Thanh Hóa trong phòng chống Dịch tả lợn châu Phi thời gian qua. Đồng thời khẳng định, Thanh Hóa xác định chăn nuôi là 1 trong 4 lĩnh vực có dự địa phát triển bền vững, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh nên có sự quan tâm đặc biệt. Khi có thông tin dịch, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc, tổ chức khoanh vùng, dập dịch. Nhiều tỉnh có tổng đàn bị giảm tới 50 đến 70%, nhưng Thanh Hóa vẫn duy trì ở 900 nghìn đến hơn 1 triệu con lợn trong cao điểm dịch bệnh. Kinh nghiệm của tỉnh là phải chỉ đạo quyết liệt trong phòng chống dịch, có những chính sách hỗ trợ kịp thời.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến làm việc tại Thanh Hóa

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền phát biểu tại buổi làm việc.

Hiện nay, công tác tái đàn, khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn của tỉnh đang triển khai khá hiệu quả. Sắp tới, tỉnh có hướng giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, phát triển trang trại. Các gia trại nuôi lợn thịt được khuyến khích nuôi một số ít lợn nái để chủ động con giống, hạn chế nhập và phụ thuộc bên ngoài – đó chính là cách hạn chế dịch bệnh. Tỉnh cũng đang tập trung, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển các trang trại chăn nuôi quy mô lớn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến làm việc tại Thanh Hóa

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá công tác tái đàn lợn sau dịch của tỉnh Thanh Hóa.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, Thanh Hóa là tỉnh đất rộng, người đông, địa bàn chia cắt, trình độ dân trí không đồng đều, nhưng có sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, các ngành, các cấp và người dân trong phát triển nông nghiệp. Nhiều năm qua, Bộ NN&PTNT đều ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực phát triển nông nghiệp của tỉnh, trong đó đồng đều cả trồng trọt và chăn nuôi.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến làm việc tại Thanh Hóa

Thanh Hóa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao trong công tác tái đàn lợn sau Dịch tả lợn châu Phi.

Về công tác phòng chống và tái đàn lợn sau dịch bệnh, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ca ngợi những cách làm riêng của tỉnh. Việc tiêu hủy lợn bệnh ngay tại các trang trại là một sáng kiến của Thanh Hóa, bởi nếu vận chuyển đi tiêu hủy, sẽ phát tán dịch bệnh ra diện rộng. Khi tái đàn, Thanh Hóa đã duy trì được đàn lợn giống bố mẹ ngay trong dân rất tốt để sản xuất lợn giống rất nhanh. Trên thực tế, nhiều tỉnh trong cả nước phụ thuộc nguồn giống vào các doanh nghiệp bên ngoài nên khó chủ động, việc tái đàn theo đó cũng bị chậm. Thời gian tới, tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác liên kết trong chăn nuôi, nên phát triển chăn nuôi theo chuỗi khép kín. UBND tỉnh cần có thêm kế hoạch hành động, lâu dài về hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ trong chăn nuôi.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]