Sau hơn 5 năm thực hiện “Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, ngành chăn nuôi của tỉnh ta đã có những chuyển biến rõ nét cả về số lượng và chất lượng. Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong đó, việc thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị được tỉnh ta quan tâm và tạo nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ. Qua đó, nhiều chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại được xây dựng và góp phần hình thành tư duy sản xuất mới cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sau hơn 5 năm thực hiện “Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, ngành chăn nuôi của tỉnh ta đã có những chuyển biến rõ nét cả về số lượng và chất lượng. Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong đó, việc thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị được tỉnh ta quan tâm và tạo nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ. Qua đó, nhiều chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại được xây dựng và góp phần hình thành tư duy sản xuất mới cho người dân.

Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Trang trại chăn nuôi lợn ngoại tập trung tại xã Xuân Khang (Như Thanh).

Những năm trước đây, ngành chăn nuôi tỉnh ta chủ yếu tập trung theo hình thức nông hộ, gia trại nhỏ nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, hiệu quả kinh tế không cao. Xác định chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội nhất là ở khu vực nông thôn, tỉnh ta đã thực hiện nhiều giải pháp để tăng tỷ trọng và nâng cao giá trị kinh tế của lĩnh vực này. Cùng với việc triển khai “Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, tỉnh đã ban hành thêm các chính sách thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp. Tỉnh ưu tiên về đất, đầu tư về hạ tầng và tạo các điều kiện khác để thu hút DN đầu tư vào chăn nuôi công nghiệp. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh hiện có 35 DN tham gia đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi; trong đó, có 9 DN với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng. Đến nay, một số dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động ổn định. Điển hình như: Trang trại chăn nuôi lợn ngoại tập trung tại xã Xuân Khang (Như Thanh) với 3.600 lợn nái/lứa, 6.000 con lợn thịt/lứa, chế biến nông sản làm thức ăn chăn nuôi khoảng 5.000 tấn/năm; dự án trang trại chăn nuôi bò sữa Sao Vàng - Thọ Xuân, trang trại chăn nuôi bò sữa Phú Nhuận (Như Thanh) làm vùng nguyên liệu cho Nhà máy Sữa Lam Sơn của công ty tại Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa)... Từ những nguồn đầu tư của các DN trong và ngoài tỉnh, những dự án chăn nuôi quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị đã được hình thành, tạo bước đột phá, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi. Tính đến hết tháng 3-2019, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 121 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm và 10 chuỗi cung ứng trứng gia cầm. Hầu hết các chuỗi liên kết được hình thành đều xuất phát từ những dự án đầu tư của DN và từ mối liên kết giữa DN với người chăn nuôi.

Dự án trại chăn nuôi gà công nghệ cao tại xã Xuân Phú (Thọ Xuân), quy mô 120.000 con gà bố mẹ nhập tại Pháp, Úc, Hungary, với tổng kinh phí 300 tỷ đồng, diện tích 16,5 ha. Hàng năm, sản xuất tại chỗ 20 triệu gà con thương phẩm nuôi thịt. Hiện, giai đoạn I đang nuôi 60.000 con gà bố mẹ; trong đó 30.000 con gà lông trắng nhập từ Hungary và 35.000 con nhập từ Úc. Dự án được áp dụng quy trình chăn nuôi công nghệ cao và quy trình kiểm soát, chăm sóc của nước ngoài. Mỗi ngày, dự án cung cấp trên 25.000 quả trứng chất lượng cao cho Nhà máy ấp Xuân Phú để ấp nở. Mỗi tuần cung cấp hơn 100.000 con gà 1 ngày tuổi chất lượng cao cho các đơn vị tham gia chăn nuôi chuỗi 4A và các nông hộ chăn nuôi khác trong và ngoài tỉnh. Một điển hình khác cho việc thu hút DN đầu tư theo chuỗi giá trị vào lĩnh vực chăn nuôi chính là ở Công ty CP Giống và Phát triển chăn nuôi Thọ Xuân. Được biết: Công ty nhập bê sữa 90 ngày tuổi từ các trang trại của Công ty CP Sữa Việt Nam và Công ty CP Sữa TH - True milk về nuôi theo công thức riêng. Đến giai đoạn bê đạt 6 tháng tuổi, những con cái đạt tiêu chuẩn sinh sản sẽ cung cấp cho các trang trại; những con đực sẽ được phát triển theo hướng bò thịt. Hiện tại tổng đàn bò thịt của công ty là 765 con, trong đó có 135 con bò đạt trọng lượng hơn 2 tạ. Công ty không chỉ cung cấp bò thịt chất lượng cao cho thị trường mà còn trực tiếp giết mổ, tiêu thụ tại hệ thống cửa hàng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh. Ông Lê Văn Hiên, phó giám đốc công ty cho biết: Việc sản xuất theo chuỗi giá trị giúp công ty chủ động được về nguồn giống, nguồn thức ăn và bảo đảm việc điều tiết cung cầu của thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế tăng lên khoảng 20% so với sản xuất thông thường. Trong thời gian tới, công ty dự kiến liên kết với người dân để phát triển đàn bò thịt chất lượng cao, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.

Thực tế cho thấy, hầu hết DN đầu tư vào chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ta đều thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị. Các DN chủ động từ khâu con giống đến quy trình chăm sóc và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, tác động hiệu quả đến tư duy sản xuất của người dân và hình thành một nền chăn nuôi hiện đại, chú trọng đến liên kết bền vững, bảo đảm mối liên hệ cung - cầu của sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]